PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 4)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 3)
Tại phần 04 của bài viết đã trình bày nội dung về nguyên tắc ghi nhận sự kiện đã xảy ra của chuẩn mực số 18 theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC), sau đây là các nội dung tiếp theo:
Điều kiện ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ đó phải là khoản nợ hiện tại và có khả năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán khoản nợ đó. Theo quy định của chuẩn mực này, một khoản nợ phải kèm theo sự giảm sút lợi ích kinh tế có khả năng xảy ra hơn là không xảy ra. Khi không thể xác định được một nghĩa vụ nợ hiện tại, thì doanh nghiệp phải thuyết minh một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút về lợi ích kinh tế là khó có thể xảy ra theo nội dung tại Mục 2.8.2 phần 11 của bài viết.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Interent)
Khi có nhiều nghĩa vụ nợ tương tự nhau (Ví dụ các giấy bảo hành sản phẩm hoặc các hợp đồng giống nhau) thì khả năng giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán nghĩa vụ nợ được xác định thông qua việc xem xét toàn bộ nhóm nghĩa vụ nói chung. Mặc dù việc giảm sút lợi kinh tế do việc thanh toán từng nghĩa vụ nợ là rất nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán toàn bộ nhóm nghĩa vụ đó. Trường hợp này, cần ghi nhận một khoản dự phòng nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận khác.
Việc sử dụng các ước tính là một phần quan trọng của việc lập báo cáo tài chính và không làm mất đi độ tin cậy của báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng với các khoản mục dự phòng mặc dù xét về tính chất các khoản mục dự phòng không chắc chắn bằng các khoản mục khác trong Bảng cân đối kế toán. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải xác định đầy đủ các điều kiện để có thể ước tính nghĩa vụ nợ để ghi nhận một khoản dự phòng.
Trong các trường hợp không thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận, mà phải được trình bày như một khoản nợ tiềm tàng theo nội dung tại Mục 2.8.2 phần 11 của bài viết.
Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày theo nội dung nêu tại Mục 2.8.2 phần 11 của bài viết , trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp chịu nghĩa vụ pháp lý chung hoặc riêng rẽ đối với một khoản nợ, thì phần nghĩa vụ dự tính thuộc về các chủ thể khác được xem như một khoản nợ tiềm tàng. Doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự phòng cho phần nghĩa vụ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, trừ khi không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.
Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.
Lưu ý: Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 6).