PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 3)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 2)
Tại phần 03 của bài viết đã trình bày 02 nội dung của chuẩn mực số 18 về nguyên tắc ghi nhận nghĩa vụ nợ và sự kiện đã xảy ra theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC) và Mục II Thông tư 21/2016/TT-BTC, sau đây là các nội dung nguyên tắc ghi nhận sự kiện đã xảy ra của chuẩn mực số 18:
Chỉ có những nghĩa vụ nợ phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra độc lập với các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp mới được ghi nhận là các khoản dự phòng, ví dụ chi phí phạt hoặc chi phí xử lý thiệt hại do vi phạm pháp luật về môi trường, đều làm giảm sút các lợi ích kinh tế và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Tương tự, doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng cho những chi phí, như chi phí tháo dỡ trang thiết bị khi di chuyển hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh do áp lực về thương mại hoặc qui định của pháp luật mà doanh nghiệp dự định phải chi tiêu như trường hợp đặc biệt trong tương lai thì không được lập dự phòng (Ví dụ: Lắp thêm các thiết bị lọc khói cho một nhà máy). Các biện pháp dự định thực hiện trong tương lai của doanh nghiệp có thể tránh được chi phí (Ví dụ: Doanh nghiệp dự định thay đổi phương thức hoạt động), doanh nghiệp sẽ không phải chịu nghĩa vụ hiện tại cho các khoản chi phí trong tương lai và cũng không phải ghi nhận bất kỳ một khoản dự phòng nào.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 4 )
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Một khoản nợ phải trả thường liên quan đến một bên đối tác có quyền lợi đối với khoản nợ đó. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải xác định rõ bên có quyền lợi đối với khoản nợ đó, ví dụ khoản nợ đối với cộng đồng. Một khoản nợ luôn gắn với các cam kết với bên đối tác khác. Một quyết định của Ban Giám đốc không nhất thiết phát sinh nghĩa vụ nợ liên đới tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, trừ khi quyết định này đã được thông báo cụ thể và đầy đủ trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm cho những đối tượng sẽ được hưởng quyền lợi.
Một sự kiện không nhất thiết phát sinh nghĩa vụ nợ ngay lập tức mà có thể sẽ phát sinh sau này do những thay đổi về pháp luật hoặc do hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến nghĩa vụ nợ liên đới. Ví dụ: Khi xảy ra thiệt hại về môi trường có thể sẽ không phát sinh ra nghĩa vụ nợ để giải quyết các hậu quả gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra thiệt hại sẽ trở thành một sự kiện hiện tại khi có một qui định mới yêu cầu các thiệt hại hiện tại phải được điều chỉnh hoặc khi doanh nghiệp công khai thừa nhận nghĩa vụ của mình trong việc xử lý các thiệt hại đó như là nghĩa vụ nợ liên đới.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 5).