PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 10)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 9)
Tại 10 phần trước của bài viết đã trình bày quy định chung và nội dung của chuẩn mực số 18 về nguyên tắc ghi nhận, xác định giá trị và áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC) và Mục II Thông tư 21/2006/TT-BTC, sau đây là nội dung còn lại:
Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính từng loại dự phòng theo các khoản mục:
- Số dư đầu kỳ và cuối kỳ.
- Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể cả việc tăng các khoản dự phòng hiện có.
- Số dự phòng giảm trong kỳ do phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu.
- Số dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm (hoàn nhập) trong kỳ; và
- Số dự phòng tăng trong kỳ do giá trị hiện tại của khoản dự phòng tăng lên theo thời gian và do ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu dòng tiền.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 18 - Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (Phần 11) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với mỗi loại dự phòng có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
(i) Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính.
(ii) Dấu hiệu cho thấy có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả. Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai, như đã nội dung trình bày tại đoạn (i) Mục 2.5.4 phần 08 của bài viết và
(iii) Giá trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó.
Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:
(i) Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này theo nội dung nêu tại Mục 2.5 phần 06 đến Mục 2.5.5 phần 08 của bài viết
(ii) Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra; và
(iii) Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.
Khi xác định các khoản dự phòng hoặc các khoản nợ tiềm tàng có thể tập hợp thành một loại để trình bày báo cáo tài chính thì cần phải cân nhắc xem liệu bản chất của các khoản mục đó có tương đồng với nhau đủ để trình bày chung trong một khoản mục trên báo cáo mà vẫn thoả mãn các nội dung nêu tại (i), (ii) Mục 2.8.1 và (i), (ii) Mục 2.8.2 bên trên. Ví dụ, hoàn toàn có thể nhóm chung các khoản dự phòng liên quan đến việc bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng lại không thể nhóm chung dự phòng bảo hành thông thường và các khoản phải trả liên quan đến vụ kiện.
Khi một khoản dự phòng và một khoản nợ tiềm tàng phát sinh từ cùng một tình huống thì doanh nghiệp phải trình bày theo nội dung ở Mục 2.7 đến - Mục 2.8.2 bên trên đồng thời chỉ rõ mối liên hệ giữa khoản dự phòng và nợ tiềm tàng đó.
Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng theo các nguyên tắc đã qui định tại nội dung nêu tại Mục 2.5.1 phần 06 đến Mục 2.5.5 phần 08 của bài viết đối với các khoản dự phòng.
Việc trình bày các tài sản tiềm tàng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải tránh đưa ra các dấu hiệu sai lệch về khả năng có thể xảy ra khoản thu nhập phát sinh.
Lưu ý:
- Nếu không thể trình bày được thông tin nào nêu tại mục 2.8.2 và 2.8.5 bên trên, doanh nghiệp phải nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Trong một số trường hợp, việc trình bày một số hay toàn bộ các thông tin như nội dung nêu tại Mục 2.6.3 của phần 10 - mục 2.8.5 nêu trên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của doanh nghiệp trong việc tranh chấp với các chủ thể khác liên quan đến nội dung của khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng thì doanh nghiệp phải trình bày bản chất chung của vấn đề đang tranh chấp và lý do không trình bày những thông tin này./.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.