PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Tại phần 1 của bài viết đã trình bày nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 336 theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam căn cứ vào khoản 3 Điều 55 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC):
- Khi Chi nhánh nhận vốn được cấp bởi Trụ sở chính, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112,...
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
- Khi nhận được vật tư, dụng cụ hoặc tài sản cố định mới chưa qua sử dụng do Trụ sở chính cấp, ghi:
Nợ các Tài khoản 152, 153.
Nợ các Tài khoản 211, 213,..
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
- Khi nhận được tài sản cố định đã qua sử dụng do Trụ sở chính cấp, ghi:
Nợ các Tài khoản 211, 213 (nguyên giá của tài sản cố định bàn giao).
Có Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định bàn giao).
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động (giá trị còn lại của tài sản cố định).
- Khi quyết toán số tiền bảo hiểm đã chi trả, nếu có các khoản bảo hiểm không có người nhận được Trụ sở chính quyết định bổ sung vốn hoạt động cho Chi nhánh, ghi:
Nợ Tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
- Khi Trụ sở chính có quyết định thu hồi vốn hoạt động ở các Chi nhánh. Khi Chi nhánh trả lại vốn cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Có các Tài khoản 111, 112,...
- Khi có quyết định của Trụ sở chính thu hồi tài sản hoặc điều chuyển tài sản ở các Chi nhánh, kế toán ghi giảm vốn hoạt động ở Chi nhánh, ghi:
Nợ Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động (giá trị còn lại của tài sản cố định)
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (hao mòn lũy kế của tài sản cố định bàn giao).
Có các Tài khoản 152, 153.
Có các Tài khoản 211, 213 (nguyên giá của tài sản cố định bàn giao).
- Khi có quyết định của Trụ sở chính cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với các khoản phải nộp lên cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ các Tài khoản 3362, 3363, 3365, 3366, 3368.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
- Khi có quyết định của Trụ sở chính thu hồi vốn hoạt động ở Chi nhánh bằng việc bù trừ với các khoản phải thu của Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Có các Tài khoản 1364, 1367, 1368.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 336 - Phải trả nội bộ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Khi phát sinh phí bảo hiểm tiền gửi phải thu của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 1311 - Phải thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí bảo hiểm tiền gửi.
- Khi nhận được thông báo xóa nợ số phí bảo hiểm tiền gửi không thu được do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, mất khả năng thanh toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 1311 - Phải thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Khi có quyết định bù trừ giữa khoản phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Trụ sở chính với khoản tiền chi trả bảo hiểm hoặc các khoản khác phải thu của Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 1364 - Phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm.
Có các Tài khoản 1367, 1368.
- Khi Chi nhánh nộp tiền phí bảo hiểm tiền gửi cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí bảo hiểm tiền gửi.
Có các Tài khoản 111, 112.
- Khi có quyết định của Trụ sở chính cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với khoản phí bảo hiểm tiền gửi chi nhánh phải nộp cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3362 - Phải nộp cấp trên về phí bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
- Khi thu được tiền từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112.
Có Tài khoản 3363 - Phải nộp cấp trên về thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Khi có quyết định bù trừ giữa khoản thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Trụ sở chính với khoản tiền chi trả bảo hiểm hoặc các khoản khác phải thu của Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3363 - Phải nộp cấp trên về thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 1364 - Phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm.
Có các Tài khoản 1367, 1368.
- Khi Chi nhánh nộp tiền thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3363 - Phải nộp cấp trên về thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Có các Tài khoản 111, 112.
- Khi có quyết định của Trụ sở chính cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với số tiền thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3363 - Phải nộp cấp trên về thu thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)