PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
>> Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 15 Thông tư 177/2015/TT-BTC), bài viết tiếp tục đề cập phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được quy định như sau:
- Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở LC... căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác)
Có các tài khoản 111, 112,...
- Khi nhận hàng ủy thác nhập khẩu do bên nhận ủy thác giao trả, kế toán thực hiện như đối với hàng nhập khẩu thông thường.
- Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng nhập khẩu và các chi phí liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác)
Có các tài khoản 111, 112,...
- Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác được tính vào giá trị hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các tài khoản 151, 152, 156, 211,...
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có tài khoản 331- Phải trả cho người bán (chi tiết từng đơn vị nhận uỷ thác).
- Việc thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng nhập khẩu thực hiện theo quy định của tài khoản 333 (thuế và khoản phải nộp Nhà nước).
- Đơn vị nhận uỷ thác không sử dụng tài khoản này để phản ánh các nghiệp vụ thanh toán ủy thác mà phản ánh qua các tài khoản 138 và 338.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
Có tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có tài khoản 331 - Phải trả cho người bán.
Ngoài những phương pháp đã nêu tại Mục 3, đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam áp dụng thêm những phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu như sau:
Khi có quyết định của Trụ sở chính về chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền theo quy định:
- Trường hợp chi trả tiền bảo hiểm phát sinh ở Trụ sở chính, kế toán ghi giảm quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi tăng nợ phải trả, ghi:
Nợ tài khoản 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ
Có tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm (chi tiết cho từng người gửi tiền).
- Trường hợp chi trả tiền bảo hiểm phát sinh ở Chi nhánh, kế toán ghi tăng nợ phải thu cấp trên và tăng nợ phải trả về chi trả tiền bảo hiểm theo thông báo của Trụ sở chính, ghi:
Nợ tài khoản 1364 - Phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm (chi tiết cho từng người gửi tiền).
Khi Trụ sở chính hoặc Chi nhánh chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, căn cứ vào chứng từ chi trả tiền bảo hiểm và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có các tài khoản 111, 112.
Trường hợp Trụ sở chính và Chi nhánh ủy thác cho tổ chức khác chi trả tiền bảo hiểm, khi đơn vị ứng tiền cho tổ chức nhận ủy thác, ghi:
Nợ tài khoản 1382 - Phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả bảo hiểm
Có các tài khoản 111, 112.
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 1382 - Phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả bảo hiểm.
Khi đơn vị thu lại số không phải chi trả tiền bảo hiểm do không có người nhận từ tổ chức nhận ủy thác chi trả tiền bảo hiểm, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112
Có tài khoản 1382 - Phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả bảo hiểm.
- Ở Trụ sở chính: Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền được phép bổ sung quỹ dự phòng nghiệp vụ, ghi:
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ.
- Ở Chi nhánh:
+ Trường hợp chưa nhận được tiền do Trụ sở chính chuyển, kế toán ghi giảm số phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm, ghi:
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 1364 - Phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm.
+ Trường hợp đã nhận được tiền do Trụ sở chính chuyển, nếu số tiền bảo hiểm không có người nhận phải nộp lại cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận.
+ Trường hợp đã nhận được tiền do Trụ sở chính chuyển, nếu số tiền bảo hiểm không có người nhận được phép bổ sung vốn hoạt động của Chi nhánh, ghi:
Nợ tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu