PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 2 của bài viết đã trình bày phương pháp kế toán khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tại Chi nhánh đối với 03 giao dịch kinh tế căn cứ vào khoản 3 Điều 55 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 18 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là các giao dịch kinh tế chủ yếu còn lại khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tại Chi nhánh:
- Cuối kỳ, xác định chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động nghiệp vụ, quản lý bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động.
Có Tài khoản 3366 - Phải nộp cấp trên về chênh lệch thu lớn hơn chi.
- Khi có quyết định bù trừ giữa khoản chênh lệch thu lớn hơn chi phải nộp cho Trụ sở chính với các khoản khác phải thu của Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3366 - Phải nộp cấp trên về chênh lệch thu lớn hơn chi.
Có các Tài khoản 1364, 1367, 1368.
- Khi Chi nhánh nộp tiền chênh lệch thu lớn hơn chi cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3366 - Phải nộp cấp trên về chênh lệch thu lớn hơn chi.
Có các Tài khoản 111, 112.
- Khi có quyết định của Trụ sở chính cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với số chênh lệch thu lớn hơn chi phải nộp cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3366 - Phải nộp cấp trên về chênh lệch thu lớn hơn chi.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Khi quyết toán số tiền bảo hiểm đã chi trả, nếu có các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận phải nộp lại cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3311 - Phải trả về chi trả tiền bảo hiểm
Có Tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận.
- Khi có quyết định bù trừ giữa khoản tiền bảo hiểm không có người nhận phải nộp cho Trụ sở chính với khoản tiền chi trả bảo hiểm hoặc các khoản khác phải thu của Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận.
Có Tài khoản 1364 - Phải thu cấp trên về chi trả tiền bảo hiểm.
Có các Tài khoản 1367, 1368.
- Khi chuyển các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận.
Có các Tài khoản 111, 112.
- Khi Trụ sở chính có quyết định cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với khoản phải nộp cho Trụ sở chính về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận, ghi:
Nợ Tài khoản 3365 - Phải trả cấp trên về tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả nội bộ về vốn hoạt động.
- Số tiền phải trả cho Trụ sở chính hoặc các Chi nhánh khác về các khoản đã được chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ các Tài khoản 152, 153, 331, 631, 642,...
Có Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.
- Khi thu tiền hộ Trụ sở chính hoặc các Chi nhánh khác, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112.
Có Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.
- Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:
Nợ Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.
Có các Tài khoản 1364, 1367, 1368.
- Khi trả tiền cho Trụ sở chính hoặc các Chi nhánh khác về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:
Nợ Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.
Có các Tài khoản 111, 112.
- Khi có quyết định của Trụ sở chính cấp vốn hoạt động cho Chi nhánh bằng việc bù trừ với các khoản phải trả, phải nộp khác cho Trụ sở chính, ghi:
Nợ Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.
Có Tài khoản 3361 - Phải trả cấp trên về vốn hoạt động.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 336 (phải trả nội bộ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4).