Hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho địa điểm kinh doanh đặt ở ngoại tỉnh theo Công văn 1511/TCT-KK ngày 11/04/2024 của Bộ Tài chính Tổng cục thuế, cụ thể như sau:
>> Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu
>> Hướng dẫn mới về ưu đãi thuế TNDN đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Trường hợp doanh nghiệp thành lập các Chi nhánh khác tỉnh để quản lý các địa điểm kinh doanh, các địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc Chi nhánh, trực tiếp bán hàng thì sử dụng hóa đơn do chi nhánh đăng ký hoặc do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế quản lý. Các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
Trường hợp doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác (theo Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC) được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế phù hợp với quy định pháp luật về Quản lý thuế, pháp luật về hóa đơn theo quy định.
(Theo Công văn 1511/TCT-KK ngày 11/04/2024)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hướng dẫn mới về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho địa điểm kinh doanh đặt ở ngoại tỉnh năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản (i), khoản (iii), khoản (iv), khoản (v) và khoản (vi) Mục này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:
(i) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.
(ii) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
(iii) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.
(iv) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.
(v) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(vi) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán).
(Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
(Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC)
Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
(Theo điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)