PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7)
>> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC, lập và trình Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như sau:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác tại thời điểm báo cáo. Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268.
- Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261).
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước; Lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 242 (chi phí trả trước). Doanh nghiệp không phải tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhâp hoãn lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 (tài sản thuế thu nhập hoãn lại).
Nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế hoãn lại phải trả được bù trừ với tài sản thuế hoãn lại. Trường hợp này, chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” phản ánh số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn (Mã số 263).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) của thiết bị, vật tư, phụ tùng dùng để dự trữ, thay thế, phòng ngừa hư hỏng của tài sản nhưng không đủ tiêu chuẩn để phân loại là tài sản cố định và có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường nên không được phân loại là hàng tồn kho. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết tài khoản 1534 (thiết bị, phụ tùng thay thế) (chi tiết số phụ tùng, thiết bị thay thế dự trữ dài hạn) và số dư Có chi tiết của tài khoản 2294 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
- Tài sản dài hạn khác (Mã số 268).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên, như các vật phẩm có giá trị để trưng bày, bảo tàng, giới thiệu truyền thống, lịch sử… nhưng không được phân loại là tài sản cố định và không dự định bán trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết tài khoản 2288.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200.
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 9).