PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
>> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC, lập và trình Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như sau:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo. Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn (Mã số 241).
+ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn là các chi phí dự định để sản xuất hàng tồn kho nhưng việc sản xuất bị chậm trễ, gián đoạn, tạm ngừng, vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thường dùng để trình bày các dự án dở dang của các chủ đầu tư xây dựng bất động sản để bán nhưng chậm triển khai, chậm tiến độ.
+ Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được (là giá gốc trừ đi số dự phòng giảm giá đã trích lập riêng cho khoản này) của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vượt quá một chu kỳ kinh doanh, không thỏa mãn định nghĩa về hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) và số dư Có chi tiết của tài khoản 2294 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 242).
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 253 + Mã số 254 + Mã số 255.
- Đầu tư vào công ty con (Mã số 251).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập về bản chất là công ty con (không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức của đơn vị) tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 221 (đầu tư vào công ty con).
- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 252).
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của tài khoản 222 (đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết).
- Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 253).
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu của đơn vị khác nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết). Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 2281 (đầu tư góp vốn vào đơn vị khác).
- Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 254).
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác do đơn vị được đầu tư bị lỗ và nhà đầu tư có khả năng mất vốn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 2292 (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 255).
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản cho vay được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu về cho vay dài hạn”. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các tài khoản 1281, tài khoản 1282, 1288.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8).