Tôi dự định thành lập một doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tháng 9/2023, vậy doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động từ kinh phí Nhà nước như thế nào? – Như Ý (Đà Nẵng).
>> Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý 2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 21/08/2023
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 52/2023/TT-BTC, việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 23/9/2023 được hướng dẫn thực hiện như sau:
Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP (xem chi tiết tại Mục 2) khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (xem chi tiết tại Mục 3).
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Hướng dẫn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 23/9/2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Để được hỗ trợ đào tạo nghề, người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP sau đây:
Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 52/2023/TT-BTC và điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC, mức chi phí đào tạo nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ dựa trên mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học.
Lưu ý: Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa thỏa thuận với người lao động (theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP).
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ - Nghị định 80/2021/NĐ-CP 1. Căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc như sau: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước; b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước. 2. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất. 3. Ngoài các nội dung hỗ trợ riêng theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa quy định chi tiết tại Nghị định này, các nội dung hỗ trợ chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị định này. 4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hưởng các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Chương IV và các nội dung hỗ trợ khác không trùng lặp quy định tại Chương III Nghị định này. 5. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở năng lực thực hiện, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện. |