Khi công ty là chủ văn bằng bảo hộ giải thể thì phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp như thế nào? – Trung Huy (Hà Nam).
>> Thủ tục gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, GCN đăng ký nhãn hiệu 2023
>> Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích 2023
Nghị định 65/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về về việc chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Tổ chức, cá nhân yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95, khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) phải nộp lệ phí yêu cầu, phí thẩm định yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lục văn bằng bảo hộ.
(Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(i) Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ.
(ii) Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Chứng cứ (nếu có).
- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện).
- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Hồ sơ, trình tự chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được xử lý như sau:
(i) Đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được xử lý theo quy định tại Điều 95, Điều 96, khoản 3 Điều 220 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 và khoản 30 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và theo quy định tại bài viết này.
Đối với yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định lại nội dung đơn tương ứng theo quy định tại Điều 114 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 40 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và quy định pháp luật có liên quan.
(ii) Trường hợp người thứ ba yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có thể tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan.
(iii) Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 5 Điều 95 và khoản 5 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 và khoản 30 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
Thời hạn ra quyết định và thông báo nêu trên là 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng nêu tại đoạn (ii) Mục 3 này hoặc kết thúc thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ sở hữu nhãn hiệu có ý kiến (đối với đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid/Thỏa ước La Hay do người thứ ba nộp) mà chủ văn bằng bảo hộ không có ý kiến hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng bảo hộ.
Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với người yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), thời hạn nêu trên là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không tính vào thời hạn nêu trên.
(iv) Nếu không đồng ý với nội dung quyết định, thông báo xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nêu tại điểm c khoản này, người yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại đoạn (ii) Mục 3 này có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo đó theo quy định của pháp luật về khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp.
(v) Quyết định chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
>> Việc xử lý đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp xem chi tiết TẠI ĐÂY.