Từ năm 1990, Nhà nước ban hành hai đạo luật dành cho doanh nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Sau gần 30 năm kề từ khi có những đạo luật đầu tiên cho doanh nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam thay đổi rõ rệt, trở thành một vùng đất có nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng và thu hút đầu tư.
>> Doanh nghiệp trả lương theo KPI đóng bảo hiểm như thế nào?
>> Thuế - Bảo hiểm - Lao động: 16 công việc DN cần làm cuối năm
30/4/1975 là một trong những dấu son chói lọi chất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đó là một sự kiện chấn động địa cầu, một minh chứng hùng hồn, đanh thép cho sức mạnh của lòng yêu nước và đoàn kết chiến đầu chống giặc ngoại xâm.
Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng quân thù và hòa bình trở lại.
Đó là một kinh một dấu chấm hết cho sự thống trị của đế quốc Mỹ hùng mạnh trên mảnh đất nhỏ bé hình chữ S nằm ở bán đảo Đông dương.
Hơn hết, đó là lời khẳng định đanh thép với thế giờ rằng, Việt Nam chúng ta tuy là đất nước nhỏ bé những không dễ dàng bị uy hiếm và khuất phục.
Có trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa của dấu mốc lịch sử 30/4/1975, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình, đất nước thống nhất.
Tinh thần chiến thắng ấy đã cổ vũ tinh thần rất lớn cho toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước sau chiến tranh.
Niềm vui là vậy, nhưng rồi chúng ta phải nhìn nhận lại tình hình đất nước lúc bấy giờ. Do sự tàn phá khốc liệc của những năm tháng chiến tranh, do những non nớt và yếu kém về chính sách, nên nền kinh tế của nước ta đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài gần 10 năm từ sau 1975.
Sau ngày dành độc lập không lâu, Tổng Bí thứ nhất của nước CHXHCN Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam để nắm tình hình, bao gồm cả tình hình kinh tế. Ông nhận thấy được những điều tích cực của kinh tế tư nhân và thị trường tự do ở Miền Nam. Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông phát biểu:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã... Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này... Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”
Ý kiến của Bí thư là vậy, nhưng đa số Ban chấp hành trung ương lúc bấy giờ muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam. Vì làm việc theo nguyên tắc tập thể, nên cuối cùng hội nghị cũng đã quyết định một số vấn đề trọng điểm như: Nến kinh tế chỉ còn hai thành phần kinh tế chính là Quốc doanh ( trong lĩnh vực công và thương nghiệp) và tập thể ( trong lĩnh vực nông nghiệp, lấy hợp tác xã cấp cao làm nòng cốt); áp dụng công thức chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
Kế hoạch, chính sách đề ra là vậy, nhưng sau 05 năm thực hiện, tình hình kinh tế, xã hội không những không cải thiện mà còn rơi vào tình trạng sa sút.
Những tưởng áp dụng mô hình kinh tế tập thể, của cải vật chất là của toàn dân, nhân dân làm chủ thì cuộc sống của người dân sẽ khá hơn, nhưng thực tế thì người dân lao động càng gặp nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ, ách tắt và rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng.
Nhận ra những bất cập của nên kinh tế hiện tại, Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu có những thay đổi nhất định trong tư duy quản lý kinh tế.
Cụ thể là tại Nghị quyết số 20 ngày 20-NQ/TW ngày 20/9/1979 của Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 đã ra những quyết định với tinh thần chính là:
- Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường
- Sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước
- Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa trên thỏa thuận.
- Cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu
Sự đổi mới trong tư duy quản lý kinh tế đã làm cho nền kinh tế VN khởi sắc từ năm 1981, sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể.
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, những chuyển biến trong tư duy quản lý làm cho nền kinh tế trở nên khởi sắc nhưng kèm theo đó là những hậu quả tiêu cực, gây ra những rối loạn lên một phần nền kinh tế nước ta.
Tình trạng này kéo dài, không ít lần làm cho những người có tư duy thủ cựu muốn quay về chế độ cũ. Nhưng sao có thể được, chúng ta không thể phủ nhận những kết quả đáng ghi nhận của sự đổi mới và cần nhìn nhận những khó khăn trong thực tế để đề ra những chính sách phát triển tốt hơn, phù hợp hơn cho nền kinh tế.
Việt Nam bắt đầu đổi mới từ nữa cuối thập niên năm 1980, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp quan liêu, xây dựng một nền kinh tế năng động, hiện đại và phát triển bền vững.
Bắt đầu từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Với nhiều biện pháp nhằm giải tỏa bớt rào cản cho nền kinh tế được tư do lưu thông. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh.
Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những chính sách pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động của những chủ thể kinh doanh này.
Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Lúc này, khối kinh tế tư nhân được pháp luật quy định gồm các loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (theo Luật Công ty 1990) và Doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990).
Điều có hiệu lực từ 15/4/1991, nhưng phải đến năm 1992 Quốc hội mới ban hành hiến pháp mới, công nhận công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Từ đó, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty mới thực sự đi vào hoạt động chính thức.
Một số chuyên gia nhớ lại, những năm 1980 1990 là thiên đường đối với những công ty quốc doanh và thị trường là con số 0 của những công ty tư nhân, vì không có chỗ chen chân vào.
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty tuy còn quy định sơ sài nhưng đó là một sự kiện trọng đại, mở ra một hành lang pháp lý và con đường phát triển của doanh nghiệp khối tư nhân.
Không còn hoạt động trong sự mò mẫm, trầy trật làm ăn trong sự thận trọng của Nhà nước và sự kỳ thị của xã hội, khối kinh tế tư nhân đã có vị trí nhất định trong nền kinh tế. Từ thời điểm đó, nền kinh tế trở thành một chiến trường khốc liệt với cuộc va chạm giữa tư duy cũ và tư duy kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật lại gặp rất nhiều khó khăn và gây ra nhiều rào cản về mặt thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Thời đó, muốn thành lập một doanh nghiệp phải có rất nhiều chữ ký và con dấu, thời hạn cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp có thể kéo dài đến vài năm. Qua những quy định trong luật và quá trình thực thi trong thực tiển, dường như Nhà nước vẫn còn thận trọng và đặt nhiều hoài nghi cho hoạt động của khối kinh tế tư nhân, nên phải xem xét thật kỹ để cho phép thành lập một doanh nghiệp.
Qua gần 10 năm áp dụng, hai đạo luật này đã góp phần to lớn vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu mà hai đạo luật mang lại, song trong quá trình thi hành cũng xuất hiện các bất cập lớn cần phải sửa đổi, bổ sung: Thủ tục thành lập doanh nghiệp rườm rà, trải qua hai giai đoạn thành lập và đăng ký kinh doanh đã tạo ra một cơ chế xin - cho gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư; các quy định về vốn pháp định, đã ngăn cản số lượng lớn những người muốn thành lập doanh nghiệp và tham gia vào nền kinh tế; ciệc quy định một cách thiếu rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan này tạo ra một cơ chế quản lý nhà nước không chặt chẽ và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Chính vì những bất cập lớn mà hai đạo luật doanh nghiệp mang lại cùng với yêu cầu phát triển kinh tế chính yếu của nước ta lúc bấy giờ, đòi hỏi cần phải ban hành một đạo luật về doanh nghiệp có phạm vi điểu chỉnh rộng hơn, nội dung đẩy đủ, bao quát hơn và phù hợp hơn với yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu đa dạng hóa hình thức kinh doanh, thúc đẩy, huy động phát triển nội lực phát triển kinh tế trong thời đại mới. Từ đó, Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đạo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990.
Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000 dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải được cho là một trong những đột phá lớn về đổi mới thể chế và thay đổi cung cách điều hành phát triển đất nước, cho thấy tầm nhìn của ông trước các vấn đề đến nay vẫn còn mang tính thời sự.
Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời với 02 nội dung quan trọng và nổi bật: mọi tổ chức và công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, nhà nước tổ chức quản lý, giám sát theo nguyên tắt công khai, minh bạch.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ mời đại diện cộng đồng doanh nghiệp tham gia soạn thảo luật cho chính mình.
Luật ban hành với những nội dung mới nổi bật:
- Bỏ thủ tục xin giấy phép thành lập;
- Bỏ mức vốn pháp định với hầu hết ngành nghề kinh doanh;
- Quy định về công ty TNHH Một thành viên và Công ty hợp danh.
Đây là luật mà đích thân thủ tướng Sáu Khải trực tiếp chỉ đạo thi hành luật, chỉ sau 28 ngày kế từ ngày luật có hiệu lực thi hành, Chính phủ, thủ tướng đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây thực sự là một kỷ lục mà chưa có trường hợp nào vượt qua.
Nói tới đây, phải nói rằng danh xưng “thủ tướng của doanh nghiệp” không phải tự nhiên mà có, mà chính là từ những hành động quyết liệt của thủ tưởng Phan Văn Khải lúc bấy giờ dành cho doanh nghiệp và dành cho nền kinh tế.
Ngay từ năm đầu tiên khi luật doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực,Thủ tướng Phan Văn Khải đã xóa bỏ hơn 240 giấy phép con. Mặc dù để xóa bỏ được những giấy phép này không đơn giản, phải làm việc với các Bộ, ngành, đôi khi phải đấu tranh rất quyết liệt mới bỏ được.
Thủ tướng cũng là người đầu tiên ký Nghị định phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Ông luôn xác định xây dựng hệ thống pháp luật đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, là nền tảng quan trọng nhất để đất nước phát triển.
Có thể nói, lịch sử kinh tế của đất nước có sự đóng góp công sức của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải như một nhà lãnh đạo có nhiều ý tưởng, công lao cải cách, hội nhập.
Luật Doanh nghiệp ra đời là khâu đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế và mang lại nhiều thành tựu đột phá đáng ghi nhận, là bước phát triển trong khâu gia nhập thị trường khi được tự do kinh doanh, thủ tục tham gia kinh doanh đơn giản, ít tốn kém. Luật doanh nghiệp đã làm môi trường kinh doanh được cải thiện và bộ mặt kinh tế Việt Nam được khởi sắc.
Hành trình lịch sử của Luật Doanh nghiệp vẫn còn những cột mốc đáng nhớ. Mời Quý thành viên cùng đón đọc ở phần tiếp theo.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: