Trả lương theo hiệu quả công việc (KPI) thì có phải đóng bảo hiểm bắt buộc hay không?
>> Thuế - Bảo hiểm - Lao động: 16 công việc DN cần làm cuối năm
>> Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
KPI (Key Performance Indicator) được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Nó là một hệ thống bao gồm các mục tiêu tương ứng với các chức danh trong một tổ chức và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực (về nhân sự: về tuyển dụng, về đào tạo, về năng suất của nguồn nhân lực, về an toàn lao động, về giờ làm việc, về lương, về đánh giá công việc, về hoạt động cải tiến, về lòng trung thành…; về tài chính, về sản xuất chất lượng, về quảng cáo…) và từng cá nhân.
Kèm với nó là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá người giữ vị trí, chức năng đó có hoàn thiện mục tiêu đề ra hay không; và có thể có hệ thống mức thưởng, phạt tương ứng với hiệu suất đánh giá được.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống KPI riêng biệt, ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product, …) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs, …). Vì lẽ đó, KPI vừa mang tính nguyên tắc lại vừa đa dạng, linh hoạt.
Mời xem chi tiết tại bài viết: KPI và doanh nghiệp – Phần 1. Khái quát.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Một trong những nội dung chủ yếu phải có trong HĐLĐ là mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm:
- Mức lương:Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động 2019; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;.
- Phụ cấp lương: là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
Khoản 2 Điều 5 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Mặt khác, theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, tiền lương đóng BHXH của người lao động được xác định là các khoản tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức cụ thể và được trả thường xuyên mỗi kỳ trả lương. Theo đó, tiền lương đóng BHXH sẽ mang tính cụ thể, ổn định và được chi trả trong mỗi kì trả lương.
Trong khi đó, tiền lương KPI được trả theo hiệu suất công việc mà người lao động làm việc nên không phải tháng nào người lao động cũng được nhận và số tiền được trả theo KPI của mỗi tháng cũng có thể là khác nhau.
Do vậy, đây là khoản thu nhập có thể xác định được mức lương cụ thể nhưng sẽ không được trả thường xuyên trong mỗi kì trả lương mà phục thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Mời tham khảo tại công việc: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm.
CCPL:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: