Từ 17/7/2024, hạn mức giao dịch qua ví điện tử trong trung gian thanh toán tối đa lên đến 100 triệu theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
>> Quy định về bàn giao nhà ở và các công trình khác đưa vào sử dụng
>> Trường hợp bắt buộc phải thẩm tra thiết kế xây dựng năm 2024
Ngày 17/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong đó, hạn mức giao dịch qua ví điện tử trong trung gian thanh toán được quy định tại Điều 26 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng Việt Nam trong một tháng. Cụ thể bao gồm giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
(i) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
(ii) Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở).
(iii) Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở).
(iv) Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử trong trung gian thanh toán tối đa lên đến 100 triệu từ ngày 17/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.
(ii) Các giao dịch thanh toán: Thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; điện; nước; viễn thông; các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ; học phí; viện phí; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; chi trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải quy định tổng hạn mức cho các giao dịch thanh toán quy định tại khoản (ii) Mục 2 bài viết này qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng không lớn hơn tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng đó theo quy định tại Mục 1 bài viết này.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đảm bảo việc sử dụng ví điện tử cá nhân của khách hàng là phù hợp với hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng đó. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp khách hàng sử dụng ví điện tử không đúng hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Những lưu ý khi mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử từ ngày 01/10/2024
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Thông tư 40/2024/TT-NHNN Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: ... 7. Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi là hạn mức bù trừ điện tử) là mức giới hạn giá trị thanh toán tối đa đối với khoản chênh lệch bù trừ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên giao dịch bù trừ điện tử. ... |