Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 40/2024/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Phạm Tiến Dũng
Ngày ban hành: 17/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới về sử dụng dịch vụ ví điện tử

Ngày 17/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Quy định mới về sử dụng dịch vụ ví điện tử

Cụ thể, quy định về việc nạp tiền vào ví điện tử được thực hiện qua những hình thức như sau:

- Nộp tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cho dịch vụ ví điện tử) mở tại ngân hàng hợp tác.

- Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết.

- Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngoại trừ trường hợp nhận tiền chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết nêu trên.

- Nhận tiền từ ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở).

- Nhận tiền từ ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở).

Có thể thấy, so với Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì Thông tư 40/2024/TT-NHNN đã mở rộng các hình thức nạp tiền, qua việc cho phép khách hàng có thể nạp tiền thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác ngoài hệ thống.

Bên cạnh đó, khách hàng không được sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích như rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo đó, người chủ ví chỉ được sử dụng ví điện tử để thực hiện những giao dịch như sau:

- Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết.

- Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngoại trừ trường hợp nêu trên.

- Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ mở).

- Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ khác mở).

- Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định.

Tương tự như nạp tiền, Thông tư 40/2024/TT-NHNN cũng đã bổ sung thêm quy định cho phép khách hàng có thể chuyển tiền đến các ví điện tử khác ngoài hệ thống.

Về hạn mức giao dịch đối với ví điện tử cá nhân, Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định mỗi khách hàng tài 01 tổ chức cung ứng dịch vụ chỉ được phép thực hiện giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN tối đa là 100 triệu đồng/tháng.

Xem chi tiết tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17/7/2024. Ngoại trừ những trường hợp dưới đây:

- Các Điều 11, 12, 13, 14, 34 và Khoản 4 Điều 47 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.

- Khoản 2 Điều 17, Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 28 (trừ quy định tại khoản 3) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.

- Điểm c Khoản 6 Điều 25, Khoản 3 Điều 28 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

- Điểm c, đ khoản 1, Điểm b, d Khoản 2 Điều 25 và Điểm b, d Khoản 3 Điều 27 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2024/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Tài khoản đảm bảo thanh toán là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản đồng Việt Nam) của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ mở tại ngân hàng hợp tác để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.

2. Tổ chức chủ trì Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là tổ chức chủ trì bù trừ điện tử) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử.

3. Hệ thống bù trừ điện tử là hệ thống thanh toán do tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng, sở hữu và tổ chức vận hành để cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

4. Thành viên của Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là thành viên) là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức khác đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn thành viên theo quy định của tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và được kết nối với Hệ thống bù trừ điện tử để gửi, nhận và xử lý giao dịch thanh toán. Thành viên gồm thành viên quyết toán và thành viên không quyết toán.

5. Thành viên quyết toán là thành viên có thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử quy định tại Điều 10 Thông tư này để thực hiện giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử và mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước để quyết toán bù trừ điện tử.

6. Thành viên không quyết toán là thành viên thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, quyết toán trong giao dịch chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử thông qua thành viên quyết toán.

7. Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi là hạn mức bù trừ điện tử) là mức giới hạn giá trị thanh toán tối đa đối với khoản chênh lệch bù trừ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên giao dịch bù trừ điện tử.

8. Kết quả quyết toán ròng bù trừ điện tử (sau đây gọi là kết quả bù trừ điện tử) là bảng số liệu do tổ chức chủ trì bù trừ điện tử lập sau khi kết thúc mỗi phiên giao dịch bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp chênh lệch phải thu, phải trả cuối cùng của từng thành viên quyết toán trong phiên giao dịch đó.

9. Quyết toán bù trừ điện tử là việc thực hiện thanh toán các khoản chênh lệch phải thu, phải trả theo kết quả quyết toán ròng thông qua tài khoản thanh toán của các thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) kết quả bù trừ điện tử để thực hiện việc xử lý quyết toán bù trừ điện tử.

10. Khả năng chi trả của thành viên quyết toán (sau đây gọi là khả năng chi trả) bao gồm toàn bộ số dư Có trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xử lý quyết toán bù trừ điện tử và hạn mức thấu chi được cấp để xử lý quyết toán bù trừ điện tử.

11. Ngân hàng hợp tác là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

12. Ngân hàng liên kết là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng ví điện tử mở tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với ví điện tử của chính khách hàng.

13. Giấy phép là Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.

Điều 4. Lệ phí cấp Giấy phép

1. Tổ chức được cấp Giấy phép nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Tổ chức được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép.

Điều 5. Sử dụng Giấy phép

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên của dịch vụ trung gian thanh toán và hoạt động theo đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

2. Trường hợp đề nghị cấp bổ sung một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian toán lập Hồ sơ và thực hiện trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản, sửa đổi, bổ sung (nếu có) (sau đây gọi là Nghị định số 52/2024/NĐ-CP).

Ngân hàng Nhà nước quyết định bổ sung một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán dưới hình thức văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

Điều 6. Phạm vi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán

Dịch vụ trung gian thanh toán (trừ dịch vụ chuyển mạch tài chính) được sử dụng cho các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.

Điều 7. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch

1. Các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện qua dịch vụ trung gian thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

2. Trường hợp tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam, trừ các trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

3. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, đồng tiền khách hàng sử dụng để thanh toán qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán là đồng Việt Nam.

4. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam (hoặc từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ), tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 8. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và ngân hàng hợp tác

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

1. Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng hoặc thỏa thuận.

2. Tên tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tên ngân hàng hợp tác.

3. Tên dịch vụ trung gian thanh toán hợp tác.

4. Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên trong việc:

a) Lựa chọn, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chấp nhận thanh toán; trách nhiệm giám sát, kiểm tra đối với đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận;

b) Giải quyết các yêu cầu tra soát, khiếu nại của khách hàng, đơn vị chấp nhận thanh toán;

c) Quyền, nghĩa vụ khác có liên quan.

5. Đối với việc hợp tác cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, nội dung hợp đồng hoặc thỏa thuận phải có thêm nội dung sau:

a) Quy định về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, các biện pháp đảm bảo khác hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ (nếu có);

b) Biện pháp xử lý trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ không đáp ứng hoặc không duy trì các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

c) Quy trình dòng tiền, quy trình thanh toán, quyết toán, quy trình đối soát, xử lý các giao dịch sai lệch;

d) Nội dung tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này (nếu có).

6. Đối với việc hợp tác cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử, nội dung hợp đồng hoặc thỏa thuận phải có thêm nội dung sau: Quy trình kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử và ngân hàng hợp tác.

7. Đối với việc hợp tác cung ứng dịch vụ ví điện tử, nội dung hợp đồng hoặc thỏa thuận phải có thêm nội dung sau:

a) Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

(i) Thông tin về tài khoản đảm bảo thanh toán;

(ii) Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và ngân hàng hợp tác liên quan đến tài khoản đảm bảo thanh toán tuân thủ quy định tại Điều 27 Thông tư này;

b) Quy trình, thủ tục thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử xác minh thông tin nhận biết khách hàng, nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng hợp tác, tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và quy định tại Thông tư này;

c) Quyền và nghĩa vụ của các bên, quy trình thực hiện trong trường hợp khách hàng nạp tiền vào ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư này.

Điều 9. Đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

1. Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải ban hành các quy trình nội bộ liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán, tối thiểu bao gồm các quy trình sau:

a) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ trung gian thanh toán, tối thiểu bao gồm các nội dung sau: tên dịch vụ; phạm vi cung ứng; đối tượng khách hàng; điều kiện sử dụng; sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ; quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan đối với dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

b) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong đó có các nội dung bao gồm: mục đích; yêu cầu; trình tự thực hiện; trách nhiệm của bộ phận liên quan;

c) Quy trình quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật, bao gồm:

(i) Các nội dung đảm bảo tuân thủ quy định quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động ngân hàng điện tử;

(ii) Các nội dung đảm bảo tuân thủ quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

(iii) Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

(iv) Xây dựng quy trình nội bộ về chính sách, biện pháp xử lý rủi ro cụ thể;

d) Các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm:

(i) Các nguyên tắc chung về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

(ii) Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

đ) Quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phải quy định rõ các nội dung sau:

(i) Quy định về việc giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, tra soát của khách hàng, trong đó thể hiện rõ: các kênh tiếp nhận, bộ phận tiếp nhận, các bước hướng dẫn khách hàng khiếu nại, khâu xử lý khiếu nại trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và khi phải phối hợp với các đơn vị liên quan;

(ii) Quy trình, thủ tục, trách nhiệm cụ thể của từng bên liên quan, thời gian thực hiện từng bước và kết quả trả lại cho khách hàng khiếu nại;

e) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế: quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thanh toán quốc tế để kết nối thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế; quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thường xuyên rà soát, cập nhật các quy trình nội bộ nêu tại khoản 1 Điều này, đảm bảo phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng; yêu cầu về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; yêu cầu về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng; triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

4. Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức đó các nội dung sau: các dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; hình thức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức; tên/thương hiệu của các dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo việc hạch toán, theo dõi các khoản thu/chi liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tách bạch với các hoạt động kinh doanh khác (nếu có) của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; đảm bảo việc hạch toán, theo dõi riêng, tách bạch từng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

6. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (hợp đồng hoặc thỏa thuận không có ngân hàng hợp tác tham gia), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện trách nhiệm đối với đơn vị chấp nhận thanh toán như trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

7. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hợp tác với tổ chức khác là tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ (sau đây gọi là đối tác), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác, trong đó bao gồm tối thiểu những nội dung sau:

a) Đối tác hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Phân định trách nhiệm giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đối tác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ và những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ;

c) Bộ phận/đơn vị đầu mối xử lý những khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm;

d) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với từng sản phẩm, dịch vụ (đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện);

đ) Cảnh báo rủi ro cho khách hàng (nếu có);

e) Thông báo, công khai cho khách hàng biết trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ những thông tin quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản này.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Mục 1. DỊCH VỤ BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Điều 10. Thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử

Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

1. Là thành viên của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Được thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này.

3. Có văn bản cam kết với tổ chức chủ trì bù trừ điện tử về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán bù trừ điện tử và nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.

4. Có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.

Điều 11. Hạn mức bù trừ điện tử

Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử, bao gồm nội dung về quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó:

1. Về thiết lập hạn mức bù trừ điện tử:

a) Hạn mức bù trừ điện tử thiết lập cho thành viên quyết toán lần đầu tham gia Hệ thống bù trừ điện tử bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán;

b) Việc thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán được tổ chức chủ trì bù trừ điện tử thực hiện theo định kỳ hàng tháng vào ngày làm việc đầu tiên của tháng;

c) Thành viên quyết toán tự tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức bù trừ điện tử đến tổ chức chủ trì bù trừ điện tử trước ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của mỗi thành viên quyết toán được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) ngày cao nhất trong các giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử của kỳ liền trước kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

Trong trường hợp hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm thì hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được tính trên cơ sở hạn mức bù trừ điện tử kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

Trong trường hợp thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử có thời gian chưa đủ 01 tháng thì hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử của thành viên;

Trường hợp thành viên quyết toán đề nghị thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cao hơn hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được tính toán, phần giá trị tăng thêm của hạn mức bù trừ điện tử so với hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này;

d) Thành viên quyết toán chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử thiết lập hạn mức bù trừ điện tử căn cứ đề nghị của thành viên quyết toán, thông tin xác nhận của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về giá trị ký quỹ của thành viên quyết toán để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó thông báo kết quả để thành viên quyết toán thực hiện;

đ) Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

2. Điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử:

a) Trong kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử, thành viên quyết toán có thể đề nghị tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xem xét điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử phù hợp trên cơ sở giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và dự kiến nhu cầu giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử:

(i) Trường hợp điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử, thành viên quyết toán phải bổ sung giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để đảm bảo việc ký quỹ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. Ngay sau khi thành viên quyết toán hoàn thành việc bổ sung ký quỹ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và nhận được thông báo từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), tổ chức chủ trì bù trừ điện tử thực hiện việc điều chỉnh và cập nhật tăng hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán;

(ii) Trường hợp điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của thành viên quyết toán, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử thực hiện việc cập nhật giảm hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán; đồng thời thông báo hạn mức bù trừ điện tử mới và giá trị ký quỹ tối thiểu đảm bảo cho hạn mức bù trừ điện tử vừa được điều chỉnh cho thành viên quyết toán và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Căn cứ trên thông báo của tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và đề nghị của thành viên quyết toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn trả giấy tờ có giá, tiền ký quỹ cho thành viên quyết toán. Việc hoàn trả giấy tờ có giá ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;

b) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử trong các trường hợp sau:

(i) Điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử tại phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp đối với thành viên quyết toán bị giảm giá trị ký quỹ trong quá trình xử lý quyết toán bù trừ điện tử theo quy định về xử lý quyết toán ròng qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;

(ii) Chủ động điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán trong trường hợp thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ theo điểm d khoản 2 Điều 12 Thông tư này;

(iii) Điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử về bằng không đối với thành viên quyết toán có dư nợ vay thanh toán bù trừ ngay sau khi nhận được thông báo từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán bị điều chỉnh giảm cho đến khi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn thành việc thu hồi nợ.

3. Điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày:

a) Trong ngày làm việc, thành viên quyết toán được yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày để đáp ứng nhu cầu thanh toán;

b) Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo khả năng thanh toán của thành viên quyết toán, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xem xét điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày của thành viên quyết toán:

(i) Cách thức xác định hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày thực hiện như cách thức xác định hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày của các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;

(ii) Kết thúc ngày giao dịch, hạn mức bù trừ điện tử tạm thời trong ngày được điều chỉnh về hạn mức bù trừ điện tử.

4. Quản lý hạn mức bù trừ điện tử hiện thời:

a) Cách thức xác định hạn mức bù trừ điện tử hiện thời thực hiện như cách thức xác định hạn mức nợ ròng hiện thời của các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;

b) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đối với các thành viên quyết toán có chênh lệch phải trả theo kết quả bù trừ điện tử tương ứng với phần chênh lệch phải trả để áp dụng cho phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp, đồng thời theo dõi tình trạng quyết toán kết quả bù trừ điện tử trên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý:

(i) Trường hợp tất cả các thành viên quyết toán đủ số dư để quyết toán kết quả bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử cập nhật lại phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đã bị điều chỉnh giảm trước đó của thành viên quyết toán ngay sau khi hoàn tất quyết toán kết quả bù trừ điện tử;

(ii) Trường hợp phát sinh ít nhất 01 thành viên quyết toán không đủ số dư để quyết toán kết quả bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử chỉ cập nhật lại phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử hiện thời đã bị điều chỉnh giảm trước đó của các thành viên quyết toán có chênh lệch phải trả đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ điện tử tính đến thời điểm hoàn tất việc quyết toán bù trừ giá trị thấp qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và nhận được thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).

Điều 12. Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử

1. Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Giấy tờ có giá ký quỹ và tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện như quy định về giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Tỷ lệ ký quỹ:

a) Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

b) Trường hợp thành viên quyết toán điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ như áp dụng đối với phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm của các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;

c) Trường hợp thành viên quyết toán có nhu cầu giảm hạn mức bù trừ điện tử sau khi đã điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử thì phần giá trị hạn mức bù trừ điện tử điều chỉnh giảm sẽ được áp dụng tương ứng với các tỷ lệ ký quỹ đã áp dụng trước đó;

d) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán không tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của Hệ thống bù trừ điện tử, để xảy ra tình trạng không đảm bảo khả năng chi trả quyết toán bù trừ điện tử.

Điều 13. Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử

Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng quy trình nghiệp vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, quy định về số phiên giao dịch, thời gian bù trừ, thanh toán, việc tra soát, đối chiếu dữ liệu, đảm bảo thực hiện quyết toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán theo kết quả bù trừ điện tử, đảm bảo các nguyên tắc:

1. Giá trị giao dịch tối đa bằng đồng Việt Nam của lệnh thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử không được vượt quá giá trị tối đa của lệnh thanh toán giá trị thấp qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Việc xử lý các giao dịch thanh toán Nợ qua Hệ thống bù trừ điện tử đều phải có văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền trước.

3. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và thành viên quyết toán phải theo dõi, quản lý chặt chẽ hạn mức bù trừ điện tử đảm bảo tổng số chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán trong một phiên giao dịch bù trừ điện tử không lớn hơn hạn mức bù trừ điện tử được cấp trong ngày của thành viên quyết toán đó.

Điều 14. Quyết toán bù trừ điện tử

1. Để thực hiện xử lý quyết toán bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

2. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và việc xử lý giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử.

3. Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Kết quả bù trừ điện tử gửi đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá hạn mức bù trừ điện tử của thành viên đó. Việc xử lý quyết toán kết quả bù trừ điện tử và xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Mục 2. DỊCH VỤ HỖ TRỢ THU HỘ, CHI HỘ VÀ DỊCH VỤ CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Điều 15. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ

1. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.

2. Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:

a) Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư này;

b) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này;

c) Phối hợp với ngân hàng hợp tác xây dựng cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, tối thiểu bao gồm các nội dung sau: cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, đảm bảo tách bạch với tài khoản đảm bảo thanh toán của dịch vụ khác và các tài khoản thanh toán khác mở tại ngân hàng hợp tác; mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán khác (nếu có) ngoài tài khoản đảm bảo thanh toán;

d) Có biện pháp thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng thanh toán cho đơn vị chấp nhận thanh toán.

Điều 16. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử

Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:

1. Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Mục 3. DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ

Điều 17. Đối tượng khách hàng sử dụng ví điện tử

1. Khách hàng sử dụng ví điện tử bằng đồng Việt Nam là cá nhân, tổ chức có tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tài khoản thanh toán chung).

2. Đối với ví điện tử của tổ chức:

Chủ ví điện tử được ủy quyền trong sử dụng ví điện tử. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền và quy định sau:

Chủ ví điện tử gửi tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nơi mở ví điện tử văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) kèm tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với cá nhân là người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải áp dụng biện pháp xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được mở ví điện tử cho chính mình.

Điều 18. Hồ sơ mở ví điện tử

1. Hồ sơ mở ví điện tử bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu sau:

a) Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;

b) Các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Tài liệu, thông tin, dữ liệu về giấy tờ tùy thân của khách hàng:

a) Trường hợp khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;

b) Trường hợp khách hàng cá nhân là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: giấy chứng nhận căn cước;

c) Trường hợp khách hàng cá nhân là người nước ngoài:

(i) Hộ chiếu, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc

(ii) Danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02).

3. Tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng tổ chức: các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền; bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu của người đại diện hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp khách hàng cá nhân mở ví điện tử thông qua người đại diện theo pháp luật, người giám hộ (sau đây gọi là người đại diện) thì ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu nêu tại khoản 1 Điều này, hồ sơ mở ví điện tử phải có thêm:

a) Trường hợp người đại diện là cá nhân: các tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của người đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện đối với cá nhân mở ví điện tử;

b) Trường hợp người đại diện là pháp nhân: tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của pháp nhân theo quy định tại khoản 3 Điều này và giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với khách hàng cá nhân mở ví điện tử.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được quy định thêm các tài liệu, thông tin, dữ liệu khác trong hồ sơ mở ví điện tử ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, nhưng phải thông báo và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.

6. Việc thu thập, lưu giữ hồ sơ mở ví điện tử phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Các tài liệu là văn bản giấy trong hồ sơ mở ví điện tử phải là bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu phù hợp với quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Đối với các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Đối với các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử là dữ liệu điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải kiểm tra, đối chiếu, xác thực đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác và lưu trữ theo đúng quy định pháp luật về giao dịch điện tử;

c) Trường hợp các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử nêu tại điểm a, điểm b khoản này bằng tiếng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được thỏa thuận với khách hàng về việc dịch hoặc không dịch ra tiếng Việt nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

(i) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải kiểm tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm xác nhận về nội dung của các tài liệu, thông tin, dữ liệu bằng tiếng nước ngoài đảm bảo đáp ứng đủ các thông tin yêu cầu cung cấp tại Thông tư này;

(ii) Các tài liệu, thông tin, dữ liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; bản dịch phải có xác nhận của người có thẩm quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực;

d) Các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này phải còn hiệu lực và thời hạn sử dụng trong quá trình mở, sử dụng ví điện tử.

Điều 19. Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử

1. Thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử giữa tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập thỏa thuận;

b) Tên tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;

c) Thông tin về khách hàng mở ví điện tử theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;

d) Quyền, trách nhiệm cụ thể của các bên;

đ) Quy định về các loại phí, mức phí, cách thức thu phí, việc điều chỉnh phí trong mở, sử dụng ví điện tử;

e) Việc sử dụng ví điện tử gồm:

(i) Việc sử dụng ví điện tử phải phù hợp với quy định tại Điều 25 Thông tư này;

(ii) Phạm vi, hạn mức giao dịch trên ví điện tử;

(iii) Các trường hợp trích Nợ ví điện tử theo quy định pháp luật và các trường hợp trích Nợ khác liên quan đến gian lận, lừa đảo khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền;

g) Các quy định đối với việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;

h) Các trường hợp đóng ví điện tử và xử lý số dư còn lại khi đóng ví điện tử, bao gồm:

(i) Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng giấy tờ giả, mạo danh để mở hoặc sử dụng ví điện tử cho mục đích lừa đảo, gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác;

(ii) Trường hợp ví điện tử không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;

(iii) Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;

i) Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ ví điện tử biết về: số dư và các giao dịch phát sinh trên ví điện tử; việc ví điện tử bị đóng; thời điểm hết hạn hiệu lực, hạn sử dụng của giấy tờ tùy thân trong hồ sơ mở ví điện tử và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng ví điện tử;

k) Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;

l) Việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng ví điện tử, trong đó bao gồm: các trường hợp xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng và việc từ chối thực hiện giao dịch hoặc tạm dừng thực hiện các giao dịch trên ví điện tử phù hợp với quy định tại Điều 28 Thông tư này;

m) Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba nhằm phục vụ việc cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, xử lý các trường hợp nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm quy định pháp luật;

n) Các trường hợp cung cấp thông tin bao gồm:

(i) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

(ii) Cung cấp thông tin về số dư trên ví điện tử cho người đại diện, người thừa kế (hoặc người đại diện của người thừa kế) của chủ ví điện tử cá nhân khi chủ ví điện tử chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.

2. Trường hợp thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thực hiện:

a) Niêm yết công khai mẫu thỏa thuận, điều kiện giao dịch chung tại địa điểm giao dịch và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mền ứng dụng giao dịch ví điện tử trên internet, điện thoại di động (nếu có) của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;

b) Cung cấp đầy đủ thông tin về mẫu thỏa thuận, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng và có biện pháp để xác nhận việc khách hàng đã đọc và đồng ý là đã được cung cấp đầy đủ thông tin.

3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được thỏa thuận với khách hàng các nội dung khác không trái với quy định pháp luật.

Điều 20. Thông tin về khách hàng mở ví điện tử

1. Đối với ví điện tử của khách hàng cá nhân phải bao gồm các thông tin sau:

a) Trường hợp khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của giấy tờ tùy thân; mã số thuế (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;

b) Trường hợp khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của hộ chiếu; số định danh của người nước ngoài (nếu có); số thị thực nhập cảnh hoặc số giấy tờ thay thị thực nhập cảnh (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam), trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định pháp luật; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam (trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;

c) Trường hợp khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên, bao gồm các thông tin tương ứng tại điểm a, điểm b khoản này; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của hộ chiếu; quốc tịch, địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;

d) Trường hợp khách hàng cá nhân mở ví điện tử thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, thông tin người đại diện, cụ thể:

(i) Người đại diện là cá nhân, thông tin về cá nhân là người đại diện được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này;

(ii) Người đại diện là pháp nhân, thông tin về pháp nhân là người đại diện được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với ví điện tử của khách hàng tổ chức phải bao gồm các thông tin sau:

a) Thông tin về chủ ví điện tử gồm: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số giấy phép thành lập hoặc số giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp; mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế (nếu có); mẫu dấu (nếu có); số định danh của tổ chức (nếu có); số điện thoại; số fax, trang thông tin điện tử (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;

b) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử và người được ủy quyền (nếu có) theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở ví điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 21. Trình tự, thủ tục mở ví điện tử

1. Khi có nhu cầu mở ví điện tử, khách hàng cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nơi đề nghị mở ví điện tử các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu mà khách hàng cung cấp và tiến hành xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thực hiện:

a) Trường hợp các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã đầy đủ, chính xác và hợp pháp, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp cho khách hàng nội dung về thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;

b) Trường hợp các tài liệu, thông tin, dữ liệu chưa đầy đủ, chính xác hoặc không khớp đúng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thông báo cho khách hàng để kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối mở ví điện tử và nêu rõ lý do cho khách hàng biết;

c) Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng tài liệu, thông tin, dữ liệu giả mạo, không hợp pháp hoặc khách hàng thuộc Danh sách đen theo quy định pháp luật phòng, chống rửa tiền, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và xử lý theo quy định pháp luật.

4. Sau khi khách hàng đồng ý với các nội dung về thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thực hiện mở ví điện tử và thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên ví điện tử, hướng dẫn và yêu cầu khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.

5. Đối với khách hàng là người khuyết tật, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử căn cứ điều kiện, khả năng cung ứng của đơn vị mình để hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục mở ví điện tử phù hợp, nhưng phải đảm bảo thu thập đủ tài liệu, thông tin, dữ liệu để nhận biết, xác minh khách hàng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 22. Mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:

a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Thông tư này và:

(i) Thông tin sinh trắc học của chủ ví điện tử đối với khách hàng cá nhân;

(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng tổ chức;

b) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin nhận biết khách hàng và phải thực hiện đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của chủ ví điện tử (đối với khách hàng cá nhân), người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:

(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc

(ii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập);

c) Hiển thị cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện khi mở và sử dụng ví điện tử bằng phương tiện điện tử và có giải pháp kỹ thuật xác nhận đảm bảo việc khách hàng đã đọc đầy đủ các nội dung cảnh báo;

d) Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này và xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

đ) Thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên ví điện tử, hạn mức giao dịch qua ví điện tử, hướng dẫn và yêu cầu khách hàng phải hoàn thành liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ việc mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

a) Biện pháp, hình thức, công nghệ được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, bảo mật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Xác nhận việc khách hàng chấp thuận với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử:

(i) Đối với ví điện tử của khách hàng cá nhân: có biện pháp kỹ thuật sử dụng hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ ví điện tử đối với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử;

(ii) Đối với ví điện tử của khách hàng tổ chức: người đại diện hợp pháp ký chữ ký điện tử để khẳng định sự chấp thuận của chủ ví điện tử đối với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử;

c) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết đối với các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình mở, sử dụng ví điện tử bằng phương tiện điện tử, như: thông tin nhận biết khách hàng; các yếu tố sinh trắc học của chủ ví điện tử cá nhân, người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại đăng ký mở ví điện tử; thông tin định danh duy nhất của thiết bị giao dịch (địa chỉ MAC); nhật ký giao dịch; kết quả đối chiếu thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, xác thực chủ ví điện tử trong quá trình sử dụng ví điện tử, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và luật giao dịch điện tử;

d) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, bảo mật của biện pháp, hình thức, công nghệ và thực hiện tạm dừng cung cấp dịch vụ để nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện trong trường hợp có dấu hiệu mất an toàn.

3. Việc mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với trường hợp khách hàng cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Điều 23. Xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử

1. Chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu mà mình cung cấp.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử, thông tin về khách hàng mở ví điện tử là đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 18, Điều 20 Thông tư này.

Điều 24. Việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng liên kết

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ có gắn với tài khoản đồng Việt Nam của chính khách hàng mở tại ngân hàng liên kết trước khi khách hàng sử dụngduy trì việc liên kết trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.

2. Tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ được khách hàng sử dụng để liên kết với ví điện tử phải có đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương tiện điện tử tại ngân hàng liên kết.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được cho phép khách hàng sử dụng ví điện tử trong trường hợp ví điện tử không liên kết với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng liên kết.

4. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày ví điện tử chưa được liên kết hoặc không còn liên kết với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải gửi thông báo (bằng tối thiểu hai hình thức) tới khách hàng đề nghị thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ theo quy định. Sau 01 tháng kể từ ngày tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử gửi thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng vẫn không thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thực hiện đóng ví điện tử và liên hệ với khách hàng để hoàn trả tiền trên ví điện tử cho khách hàng (nếu có).

Sau thời gian 01 tháng kể từ ngày đóng ví điện tử mà tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không thể thực hiện hoàn trả tiền trên ví điện tử cho khách hàng do nguyên nhân từ phía khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thực hiện theo dõi số dư còn lại trên ví điện tử của khách hàng và phải đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền trên ví điện tử khi chủ ví điện tử có yêu cầu.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

6. Khách hàng được liên kết ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng mở tại các ngân hàng liên kết.

Điều 25. Sử dụng dịch vụ ví điện tử

1. Việc nạp tiền vào ví điện tử được thực hiện thông qua:

a) Nộp tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cho dịch vụ ví điện tử) mở tại ngân hàng hợp tác;

b) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;

c) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

d) Nhận tiền từ ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);

đ) Nhận tiền từ ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở).

2. Chủ ví điện tử được sử dụng ví điện tử để:

a) Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;

b) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);

d) Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở);

đ) Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật.

3. Khách hàng không được sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thực hiện hoàn trả tiền cho chủ ví điện tử trong các trường hợp:

a) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

c) Chủ ví điện tử không thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính chủ ví điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này;

d) Chi trả thừa kế theo quy định của pháp luật khi chủ ví điện tử là cá nhân chết hoặc bị tuyên bố là đã chết;

đ) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Các trường hợp đóng ví điện tử và xử lý số dư còn lại khi đóng ví điện tử theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ ví điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được nhận tiền mặt từ khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử; không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử.

6. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử hướng dẫn khách hàng sử dụng ví điện tử đảm bảo nguyên tắc:

a) Phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro, thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Thông tư này;

b) Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng ví điện tử;

c) Chỉ được sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ ví điện tử hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:

(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc

(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc

(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc

(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;

d) Áp dụng các biện pháp xác thực đối với từng loại giao dịch trong thanh toán bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 26. Hạn mức giao dịch qua ví điện tử

1. Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với:

a) Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;

b) Các giao dịch thanh toán: Thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; điện; nước; viễn thông; các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ; học phí; viện phí; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm; chi trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải quy định tổng hạn mức cho các giao dịch thanh toán quy định tại điểm b khoản 2 Điều này qua các ví điện tử cá nhân của 01 (một) khách hàng không lớn hơn tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng đó theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đảm bảo việc sử dụng ví điện tử cá nhân của khách hàng là phù hợp với hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng đó. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp khách hàng sử dụng ví điện tử không đúng hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 27. Sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng tại cùng một thời điểm.

2. Trường hợp đồng thời cung ứng dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo:

a) Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác;

b) Việc sử dụng (ghi nợ/ghi có) tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử phải tách bạch với việc sử dụng (ghi nợ/ghi có) tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.

3. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:

a) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này);

b) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cho việc sử dụng ví điện tử quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư này);

c) Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của chính tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đó mở tại ngân hàng hợp tác;

d) Chuyển tiền đến tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác;

đ) Thanh toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị chấp nhận thanh toán, đơn vị cung ứng dịch vụ công tương ứng với giao dịch sử dụng ví điện tử để thanh toán theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này;

e) Hoàn trả tiền cho chủ ví điện tử trong trường hợp sử dụng ví điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư này.

g) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được rút tiền phí mà các bên khấu trừ từ tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử trong trường hợp các bên liên quan khấu trừ trực tiếp tiền phí dịch vụ trên ví điện tử. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về biện pháp chứng minh, đảm bảo số tiền rút từ tài khoản đảm bảo thanh toán là số tiền phí được các bên khấu trừ trong giao dịch ví điện tử.

Điều 28. Đảm bảo an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng ví điện tử

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong mở và sử dụng ví điện tử bao gồm các nội dung:

a) Các biện pháp kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở, sử dụng ví điện tử gồm:

(i) Biện pháp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử của khách hàng;

(ii) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở và sử dụng ví điện tử của khách hàng;

(iii) Biện pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 và điểm c khoản 6 Điều 25 Thông tư này;

(iv) Các biện pháp đảm bảo việc sử dụng ví điện tử được thực hiện bởi chính chủ ví điện tử hoặc người được ủy quyền hoặc người đại diện hoặc người đại diện hợp pháp;

(v) Các biện pháp khác do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử quy định nhằm phòng, chống rủi ro gian lận, mạo danh, vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng ví điện tử cho mục đích bất hợp pháp;

b) Bộ tiêu chí nhận diện các ví điện tử có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Bộ tiêu chí) trên cơ sở tham khảo các lý do nghi ngờ tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật Bộ tiêu chí dựa trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong quá trình mở và sử dụng ví điện tử của khách hàng;

c) Xác định các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động mở, sử dụng ví điện tử và biện pháp xử lý rủi ro tương ứng. Biện pháp xử lý rủi ro bao gồm:

(i) Quy định về phạm vi, hạn mức giao dịch theo các mức độ rủi ro phân theo đối tượng khách hàng, trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý rủi ro với đối tượng khách hàng chưa đủ 18 tuổi;

(ii) Các trường hợp phải thực hiện cập nhật, xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều này;

(iii) Các trường hợp áp dụng từ chối hoặc tạm dừng thực hiện các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này bằng phương tiện điện tử;

d) Quy định về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin nhận biết chủ ví điện tử với Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và danh sách khách hàng liên quan nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật đã được Bộ Công an và cơ quan chức năng khác cung cấp (nếu có) để áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp;

đ) Quy định nội bộ về quản lý rủi ro phải thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa bổ sung dựa trên các chỉ đạo, khuyến nghị, cảnh báo của cơ quan chức năng và các thông tin, dữ liệu cập nhật, rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện mở và sử dụng ví điện tử cho khách hàng.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn cho khách hàng về các phương thức thủ đoạn tội phạm trong mở và sử dụng ví điện tử; hướng dẫn việc bảo mật thông tin dữ liệu và việc sử dụng ví điện tử an toàn.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải theo dõi thời hạn hiệu lực giấy tờ tùy thân của chủ ví điện tử và người liên quan trong quá trình sử dụng ví điện tử; thông báo cho khách hàng tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của giấy tờ tùy thân để kịp thời yêu cầu khách hàng cập nhật, bổ sung thông tin; tạm dừng thực hiện các giao dịch ví điện tử quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư này đối với các trường hợp giấy tờ tùy thân của khách hàng hết hiệu lực hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng và kịp thời áp dụng biện pháp theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp dưới đây:

a) Khách hàng có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có cơ sở nghi ngờ tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ mở ví điện tử của khách hàng đã thu thập trước đây;

c) Thông tin của chủ ví điện tử cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức mở ví điện tử có trong Danh sách đen theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, danh sách nghi ngờ gian lận, lừa đảo của Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước hoặc danh sách khách hàng liên quan nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật đã được Bộ Công an và cơ quan chức năng khác cung cấp (nếu có);

d) Thông tin về ví điện tử, chủ ví điện tử sai lệch, không phù hợp thông tin, dữ liệu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động mở và sử dụng ví điện tử theo quy định pháp luật.

Điều 29. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng

Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:

1. Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Phối hợp với ngân hàng hợp tác có cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử tuân thủ quy định tại Điều 27 Thông tư này.

4. Ban hành quy định nội bộ về các biện pháp xử lý để ngăn chặn khách hàng sử dụng ví điện tử khi chưa liên kết hoặc không còn liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Điều 30. Cung cấp thông tin

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp thông tin về ví điện tử của khách hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

2. Chậm nhất ngày 10 hàng tháng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước thông tin về các ví điện tử có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật theo Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn kỹ thuật kết nối của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

Trường hợp tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam:

1. Tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của tổ chức nước ngoài đó) để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.

2. Khi hợp tác với tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thông tin xác thực về việc tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia mà tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đặt trụ sở hoặc được cấp phép (bao gồm quản lý, giám sát về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt); yêu cầu tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về nhận biết khách hàng, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và đảm bảo bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Việt Nam hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).

3. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

a) Quy trình dòng tiền, quy trình thanh toán, quyết toán giữa các bên, đảm bảo đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam nhận được tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ từ tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại nước ngoài;

b) Các biện pháp quản lý, xử lý các rủi ro có thể xảy ra về thanh toán, công nghệ, tỷ giá và các rủi ro khác (nếu có);

c) Các giải pháp, điều kiện kỹ thuật kết nối giữa hai bên;

d) Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên liên quan;

đ) Trách nhiệm phối hợp trả lời, giải quyết khiếu nại và tra soát của đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam.

4. Tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không được thanh toán trực tiếp cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 32. Giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ nước ngoài

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài:

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế) về việc thực hiện thanh toán, quyết toán các giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp giám sát để đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thông qua dịch vụ trung gian thanh toán là hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Điều 33. Quy định nội bộ khi hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có yếu tố nước ngoài

Khi hợp tác với tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Thông tư này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:

1. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tuân thủ quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

2. Xây dựng quy định nội bộ về kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ liên quan đến các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế thực hiện đúng mục đích, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Chương III

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 34. Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

1. Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.

2. Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.

3. Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

4. Lựa chọn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác làm đối tác để ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.

5. Các quyền khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế và dịch vụ bù trừ điện tử

1. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử:

a) Ban hành Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định hướng dẫn cho các thành viên khi tham gia và kết nối với hệ thống của tổ chức chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử; thông báo cho các thành viên trước khi điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định hướng dẫn này;

b) Đảm bảo sự vận hành thông suốt, duy trì hoạt động ổn định của hệ thống; thông báo cho các thành viên về kế hoạch nâng cấp, cập nhật, bảo trì hệ thống trong trường hợp có khả năng gây gián đoạn cung ứng dịch vụ cho khách hàng và các thành viên;

c) Công bố các loại phí và mức phí cho các thành viên trước khi áp dụng;

d) Ban hành quy định về quyết toán, đối soát, tra soát giữa tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử và các thành viên;

đ) Phối hợp với các thành viên xử lý lỗi, sự cố phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống;

e) Phối hợp với các thành viên xử lý yêu cầu hỗ trợ của khách hàng trong quá trình các thành viên cung cấp dịch vụ;

g) Phối hợp với các thành viên xác minh các trường hợp nghi ngờ phát sinh rủi ro gian lận, giả mạo;

h) Cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử khi có yêu cầu của các thành viên;

i) Phối hợp với các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng, cung ứng dịch vụ;

k) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với các thành viên.

2. Trách nhiệm của tổ chức chuyển mạch tài chính quốc tế:

a) Tuân thủ các trách nhiệm của tổ chức chuyển mạch tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Ban hành quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với các hệ thống thanh toán quốc tế, phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì bù trừ điện tử:

a) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành về hoạt động thanh toán, đảm bảo có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với thành viên tham gia Hệ thống bù trừ điện tử;

(ii) Tạm dừng, chấm dứt tư cách thành viên Hệ thống bù trừ điện tử;

(iii) Quy trình nghiệp vụ thanh toán và cơ chế quản lý rủi ro của Hệ thống bù trừ điện tử;

(iv) Quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý, giám sát hạn mức bù trừ điện tử;

(v) Thời gian hoạt động của Hệ thống bù trừ điện tử gồm: thời gian nhận lệnh, thời gian xử lý bù trừ, quyết toán, số phiên giao dịch bù trừ điện tử;

(vi) Việc vấn tin, đối chiếu và quy trình xử lý sai sót, tra soát khiếu nại;

(vii) Xử lý trong trường hợp Hệ thống bù trừ điện tử bị gián đoạn hoạt động do bảo trì, bảo dưỡng hoặc sự cố kỹ thuật, các trường hợp khẩn cấp;

(viii) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó có nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong xử lý quyết toán bù trừ điện tử;

(ix) Chính sách phí;

b) Xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý bù trừ các giao dịch thanh toán của các thành viên, đảm bảo Hệ thống bù trừ điện tử vận hành an toàn, thông suốt;

c) Theo dõi, quản lý và cập nhật kịp thời hạn mức bù trừ điện tử của các thành viên quyết toán; áp dụng các biện pháp cảnh báo hiệu quả để thành viên quyết toán kịp thời điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử, đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này;

d) Lập và gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán;

đ) Nhận và thông báo kết quả quyết toán bù trừ điện tử từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tới các thành viên quyết toán;

e) Tính toán, xác định nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của từng thành viên quyết toán và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để làm căn cứ thu hồi nợ đối với khoản vay để quyết toán bù trừ điện tử;

g) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) xây dựng quy trình phối hợp trong quản lý ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán.

Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử

1. Đối với khách hàng:

a) Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng dịch vụ;

b) Công bố các loại phí và mức phí cho khách hàng trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ;

c) Phối hợp với các bên liên quan:

(i) Giải quyết hoặc trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của khách hàng;

(ii) Bồi thường thiệt hại thực tế cho khách hàng do lỗi kỹ thuật của hệ thống, lỗi để lộ thông tin khách hàng và các lỗi khác của tổ chức cung ứng dịch vụ;

(iii) Thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ;

(iv) Cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ khi có yêu cầu của khách hàng.

2. Đối với đơn vị chấp nhận thanh toán:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư này;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị chấp nhận thanh toán các giao dịch thanh toán thành công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chấp nhận thanh toán.

3. Đối với ngân hàng hợp tác:

a) Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thực hiện các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác và quy định tại Thông tư này.

4. Đối với các đối tác khác:

a) Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác khi hợp tác cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về hệ thống kỹ thuật để kết nối với các bên, phục vụ các giao dịch thanh toán của khách hàng;

c) Phối hợp với khách hàng và các bên liên quan thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng, cung ứng dịch vụ.

5. Các trách nhiệm khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chấp nhận thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khác và các đối tác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử

1. Đối với khách hàng:

a) Thực hiện lệnh thanh toán của chủ ví điện tử sau khi đã kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán;

b) Lưu giữ và cập nhật đầy đủ các mẫu chữ ký, mẫu dấu (nếu có) của khách hàng đã đăng ký để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử dụng ví điện tử;

c) Kịp thời ghi Có vào ví điện tử của khách hàng các lệnh thanh toán chuyển tiền đến, nạp tiền vào ví điện tử; hoàn trả các khoản tiền do sai sót đã ghi Nợ đối với ví điện tử của khách hàng; phối hợp hoàn trả các khoản tiền đã được xác định chuyển nhầm vào ví điện tử của khách hàng theo đề nghị của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện lệnh chuyển tiền;

d) Thông tin đầy đủ, kịp thời cho chủ ví điện tử về số dư, các giao dịch, chứng từ của các giao dịch phát sinh trên ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà mình cung cấp;

đ) Cập nhật thông tin khách hàng định kỳ hoặc khi khách hàng thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử và kịp thời cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi xác định khách hàng có mức độ rủi ro cao theo tiêu chí do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử ban hành; bảo quản lưu trữ hồ sơ ví điện tử và các chứng từ giao dịch qua ví điện tử theo đúng quy định của pháp luật;

e) Bảo mật các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến ví điện tử và các giao dịch trên ví điện tử của khách hàng theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn khách hàng sử dụng ví điện tử an toàn, thông báo, giải thích cho khách hàng về hành vi bị cấm trong mở, sử dụng ví điện tử và giải đáp, xử lý kịp thời thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Thông tư này và thỏa thuận giữa chủ ví điện tử với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;

i) Ban hành quy định nội bộ về mở và sử dụng ví điện tử tại tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử; hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng biết và thực hiện. Quy định nội bộ phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

(i) Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục mở ví điện tử, trong đó bao gồm trường hợp mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử và việc mở ví điện tử đối với các khách hàng là người khuyết tật, người không đủ năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

(ii) Quy định về thỏa thuận mở và sử dụng ví điện tử;

(iii) Quy định về việc sử dụng ví điện tử;

(iv) Quy định về xử lý tra soát, khiếu nại, mẫu giấy đề nghị tra soát khiếu nại;

(v) Quy định về quản lý rủi ro trong việc mở, sử dụng ví điện tử phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;

(vi) Yêu cầu khách hàng phải có tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng phải hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản đồng Việt Nam) của chính khách hàng trước khi sử dụng và trong suốt thời gian sử dụng ví điện tử.

2. Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Đối với ngân hàng hợp tác:

(i) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh đối với các giao dịch theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử với ngân hàng hợp tác và phù hợp với các quy định pháp luật;

(ii) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác tuân thủ quy định tại Điều 8 Thông tư này;

(iii) Phối hợp với ngân hàng hợp tác và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;

b) Đối với ngân hàng liên kết:

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng mở ví điện tử theo thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo khách hàng mở ví điện tử là chủ tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ liên kết với ví điện tử.

3. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh trong trường hợp:

a) Thiệt hại do sai sót hoặc do lỗi của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử bao gồm việc không tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn, bảo mật trong cung cấp dịch vụ;

b) Khách hàng, ví điện tử của khách hàng đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo liên quan đến gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật nhưng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và không thực hiện những hành vi bị cấm về mở và sử dụng ví điện tử theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.

5. Đối với việc sử dụng ví điện tử để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm:

a) Quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài bằng ví điện tử và thực hiện kiểm tra, lưu giữ giấy tờ, chứng từ tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và giao dịch điện tử;

b) Giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài bằng ví điện tử đúng mục đích, hạn mức sử dụng ví điện tử quy định tại Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Trường hợp người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài sử dụng ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo ví điện tử chỉ được thực hiện các giao dịch thu, chi tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối về việc sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài và quy định tại Thông tư này.

7. Các trách nhiệm khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận ký với ngân hàng hợp tác, đơn vị chấp nhận thanh toán, đối tác khác và khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 38. Quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Quyền của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;

c) Thực hiện các quyền theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quyền của ngân hàng hợp tác:

a) Yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thông qua dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên;

b) Từ chối giao dịch nếu tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định tại Điều 27 Thông tư này;

c) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Ngân hàng liên kết có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp các thông tin của khách hàng để phục vụ việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết.

Điều 39. Trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Trách nhiệm của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

a) Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này);

b) Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng và các bên liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Trường hợp người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài sử dụng ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp kiểm tra, giám sát và đảm bảo:

(i) Người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam trong trường hợp người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài nạp tiền vào ví điện tử thông qua nộp tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng hợp tác;

(ii) Việc sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài để nạp tiền, chuyển tiền vào ví điện tử; rút tiền hoặc chuyển tiền từ ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.

d) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm trong trường hợp người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài sử dụng tài khoản đồng Việt Nam không đúng quy định của pháp luật trong các giao dịch liên quan đến ví điện tử.

2. Trách nhiệm của ngân hàng hợp tác:

a) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;

b) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

c) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tách bạch với các tài khoản thanh toán khác của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, việc sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và quy định tại Thông tư này;

d) Không cho phép tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện giao dịch thấu chi trên tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

đ) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;

e) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trách nhiệm của ngân hàng liên kết:

a) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng mở ví điện tử theo thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo khách hàng mở ví điện tử là chủ tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ liên kết với ví điện tử;

b) Đảm bảo tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ để liên kết với ví điện tử của khách hàng phải được đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương tiện điện tử tại ngân hàng liên kết.

4. Trường hợp ngân hàng hợp tác ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận có tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia), ngân hàng hợp tác phải thực hiện các trách nhiệm đối với đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán trực tiếp là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác phải thực hiện các trách nhiệm đối với đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Điều 40. Trách nhiệm của thành viên quyết toán

1. Chủ động theo dõi, quản lý và bổ sung kịp thời số dư Có trên tài khoản thanh toán của tổ chức mình mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đảm bảo khả năng chi trả để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh khi tham gia Hệ thống bù trừ điện tử.

2. Đăng ký thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức bù trừ điện tử theo đúng quy định. Chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo các giao dịch thanh toán của khách hàng qua Hệ thống bù trừ điện tử được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn.

3. Tuân thủ các quy định về tổ chức, vận hành hệ thống của Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Mục 1. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THU HỒI GIẤY PHÉP VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP

Điều 41. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp Giấy phép

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Cục Công nghệ thông tin có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá, thẩm định hồ sơ, điều kiện về mặt kỹ thuật của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép: hồ sơ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ (hồ sơ về nhân sự của cán bộ kỹ thuật thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán), điểm h (đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử), điểm i (đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế) khoản 2 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá, thẩm định việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, bao gồm các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán.

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo về kết quả thẩm định hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp phép, có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối cấp Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép theo quy định hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối cấp Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

Điều 42. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình cấp lại Giấy phép

1. Trường hợp hết thời hạn Giấy phép:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ thông tin, Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo về hồ sơ của tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép, có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối cấp lại Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do);

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp lại Giấy phép theo quy định hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối cấp lại Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

2. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy dưới hình thức khác:

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp lại Giấy phép theo quy định hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối cấp lại Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

Điều 43. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình sửa đổi, bổ sung Giấy phép

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo về hồ sơ của tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép, có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối sửa đổi, bổ sung Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến của Bộ Công an và các cơ quan liên quan, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy định hoặc có văn bản trả lời tổ chức từ chối sửa đổi, bổ sung Giấy phép (trong đó nêu rõ lý do).

Điều 44. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình thu hồi Giấy phép

1. Trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP:

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định.

2. Trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh một trong các trường hợp quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định.

3. Trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) ra thông báo đề nghị tổ chức giải trình.

b) Sau 20 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo nhưng tổ chức được cấp Giấy phép không có văn bản giải trình hoặc nội dung giải trình không xác đáng, Vụ Thanh toán phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định.

4. Trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP:

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán có văn bản gửi lấy ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết), Bộ Công an và các cơ quan liên quan;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Thanh toán;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu có), Bộ Công an, các cơ quan liên quan, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định.

5. Trường hợp thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) ra thông báo đề nghị tổ chức giải trình.

b) Sau 20 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo nhưng tổ chức được cấp Giấy phép không có văn bản giải trình hoặc nội dung giải trình không xác đáng, Vụ Thanh toán phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết), Bộ Công an và các cơ quan liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định.

Điều 45. Trách nhiệm phối hợp trong quy trình triển khai hoạt động sau khi được cấp Giấy phép

1. Cục Công nghệ thông tin là đầu mối tiếp nhận 01 bộ hồ sơ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (nếu cần thiết) thực hiện các biện pháp kiểm tra thực tế việc triển khai hoạt động sau khi được cấp Giấy phép và trước khi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, tài liệu, Cục Công nghệ thông tin thực hiện kiểm tra thực tế tại tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép và có văn bản thông báo về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng quy định tại điểm đ, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 22 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, văn bản thông báo phải có thêm nội dung yêu cầu tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn 03 tháng.

Sau thời hạn 03 tháng, trường hợp tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép không đáp ứng và không khắc phục được điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Cục Công nghệ thông tin có văn bản gửi Vụ Thanh toán xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM KHÁC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Điều 46. Vụ Thanh toán

1. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm quy định pháp luật về việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và chuyển đơn vị có thẩm quyền xử lý.

2. Đầu mối, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúng tên tổ chức, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

4. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ ký quỹ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

5. Theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này.

Điều 47. Cục Công nghệ thông tin

1. Đầu mối kiểm tra việc tuân thủ các quy định về lĩnh vực công nghệ thông tin của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Vụ Thanh toán, các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

4. Nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật đối với Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để đáp ứng quy định tại Thông tư này.

Điều 48. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Thông tư này và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về công tác phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 50. Sở Giao dịch

1. Đầu mối tiếp nhận và quản lý, tính toán giá trị tài sản ký quỹ của thành viên quyết toán; trao đổi thông tin liên quan tới giá trị ký quỹ của thành viên quyết toán.

2. Hạch toán kết quả bù trừ điện tử vào tài khoản thanh toán của các bên liên quan.

3. Xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán của Hệ thống bù trừ điện tử không đủ khả năng chi trả.

4. Phối hợp với tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng quy trình phối hợp trong quản lý ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

Điều 51. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 48 Thông tư này.

2. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Thông tư này và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Vụ Thanh toán trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.

2. Quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 35, khoản 4 Điều 47 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

3. Quy định tại khoản 2 Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 28 (trừ quy định tại khoản 3) Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

4. Quy định tại điểm c khoản 6 Điều 25, khoản 3 Điều 28 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

5. Quy định tại điểm c, điểm đ khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2 Điều 25điểm b, điểm d khoản 3 Điều 27 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

6. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; Điều 3 của Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; trừ các quy định sau đây:

a) Điều 9a và khoản 4 Điều 11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành đến hết ngày 14 tháng 8 năm 2024;

b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a, điểm b khoản 7 Điều 9 đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Điều 53. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với các khách hàng mở ví điện tử trước ngày 01 tháng 10 năm 2024, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phối hợp với khách hàng thực hiện cập nhật, bổ sung tài liệu, thông tin, dữ liệu tại hồ sơ ví điện tử đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 18 Thông tư này, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2026.

2. Đối với hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung:

a) Hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 8 Thông tư này, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2026;

b) Hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chấp nhận thanh toán đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư này, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2026;

c) Hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Điều 54. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 54;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, PC, TT.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phạm Tiến Dũng


Phụ lục số 01

ĐƠN VỊ...................
(Tên Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày...... tháng..... năm……...

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN MỞ VÀ SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ NGHI NGỜ LIÊN QUAN GIẢ MẠO, GIAN LẬN, LỪA ĐẢO

(Tháng….. Năm…….)

STT

Mã khách hàng (CIF)

Số giấy tờ tùy thân

Loại giấy tờ tùy thân

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

Quốc tịch

Số hiệu ví điện tử

Loại ví điện tử

Ngày mở ví điện tử

Số điện thoại đăng ký dịch vụ ví điện tử

Số tài khoản đồng Việt Nam/thẻ ghi nợ liên kết với ví điện tử

Lý do nghi ngờ

Trạng thái ví điện tử

Thông tin định danh duy nhất của thiết bị (địa chỉ MAC)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

2

3

4

Ghi chú:

- Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 hàng tháng.

- Cách thức gửi báo cáo: Cung cấp thông qua Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước (SIMO).

Hướng dẫn lập bảng:

- Tại Cột 2: Mã số khách hàng (CIF), trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không quy định hoặc không quản lý khách hàng bằng mã số CIF thì điền Số hiệu ví điện tử (như Cột số 9).

- Tại Cột 4: Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau: 1. Thẻ căn cước công dân; 2. Thẻ căn cước; 3. Chứng minh nhân dân; 4. Hộ chiếu; 5. Giấy chứng nhận căn cước; 6. Tài khoản định danh và xác thực điện tử; 7. Giấy tờ khác.

- Tại Cột 7: Ghi rõ: "M" đối với giới tính Nam, "F" đối với giới tính Nữ.

- Tại Cột 10: Ghi rõ loại ví điện tử bằng số (1, 2) tương ứng như sau: 1 - Ví điện tử của khách hàng cá nhân (không phải là đơn vị chấp nhận thanh toán - ĐVCNTT); 2 - Ví điện tử của khách hàng cá nhân (là ĐVCNTT);

- Tại Cột 14: Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) tương ứng như sau:

1.

Thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử của chủ ví điện tử không trùng khớp với thông tin của cá nhân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2.

Ví điện tử nằm trong danh sách được quảng cáo, mua, bán, trao đổi trên các website, hội nhóm trên không gian mạng.

3.

Ví điện tử nhận tiền từ nhiều ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam khác nhau và được chuyển đi hoặc rút ra ngay trong thời gian rất ngắn (không để lại số dư hoặc để lại rất ít).

4.

Ví điện tử có hơn 03 giao dịch nhận tiền từ các ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam nằm trong danh sách có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến lừa đảo, gian lận, giả mạo,...

5.

Khách hàng thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

6.

Ví điện tử phát sinh giao dịch bất thường (ví dụ: Giá trị, số lượng giao dịch lớn, bất thường không phù hợp với nghề nghiệp, độ tuổi, địa chỉ cư trú, lịch sử giao dịch và hành vi,... của chủ ví điện tử; phát sinh các giao dịch với địa điểm, thời gian, tần suất bất thường…)

7.

Một thông tin định danh duy nhất của thiết bị (địa chỉ MAC) được sử dụng để thực hiện giao dịch cho nhiều hơn 01 ví điện tử.

8.

Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.

- Tại Cột 15: Ghi rõ trạng thái ví điện tử bằng số (1, 2, 3, 4) tương ứng theo nội dung dưới đây:1. Đang hoạt động; 2. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ; 3. Tạm khóa; 4. Đã đóng.

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký ghi rõ Họ và tên)

Số điện thoại liên hệ:

Bộ phận:

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục số 02

ĐƠN VỊ...................
(Tên Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày...... tháng..... năm……...

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC MỞ VÀ SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ NGHI NGỜ LIÊN QUAN GIẢ MẠO, GIAN LẬN, LỪA ĐẢO

(Tháng….. Năm…….)

STT

Mã khách hàng (CIF)

Số giấy tờ tùy thân của người đại diện hợp pháp

Loại giấy tờ tùy thân của người đại diện hợp pháp

Tên khách hàng tổ chức

Tên viết tắt

Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế

Số hiệu ví điện tử

Loại ví điện tử

Ngày mở ví điện tử

Số điện thoại đăng ký dịch vụ ví điện tử

Số tài khoản đồng

Việt Nam/ thẻ ghi nợ liên kết với ví

điện tử

Lý do nghi ngờ

Trạng thái ví điện tử

Thông tin định danh duy nhất của thiết bị (địa chỉ MAC)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

1

2

3

4

Ghi chú:

- Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 hàng tháng.

- Cách thức gửi báo cáo: Cung cấp thông qua Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước (SIMO).

Hướng dẫn lập bảng:

- Tại Cột 2: Mã số khách hàng (CIF), trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không quy định hoặc không quản lý khách hàng bằng mã số CIF thì điền Số hiệu ví điện tử (như Cột số 9).

- Tại Cột 4: Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau: 1. Thẻ căn cước công dân; 2. Thẻ căn cước; 3. Chứng minh nhân dân; 4. Hộ chiếu; 5. Giấy chứng nhận căn cước; 6. Tài khoản định danh và xác thực điện tử; 7. Giấy tờ khác.

- Tại Cột 9: Ghi rõ loại ví điện tử bằng số (1, 2) tương ứng như sau: 1 - Ví điện tử của khách hàng tổ chức (không phải là ĐVCNTT); 2 - Ví điện tử của khách hàng tổ chức (là ĐVCNTT).

- Tại Cột 13: Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) tương ứng như sau:

1.

Thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử của người đại diện hợp pháp không trùng khớp với thông tin của cá nhân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2.

Ví điện tử nằm trong danh sách được quảng cáo, mua, bán, trao đổi trên các website, hội nhóm trên không gian mạng.

3.

Ví điện tử nhận tiền từ nhiều ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam khác nhau và được chuyển đi hoặc rút ra ngay trong thời gian rất ngắn (không để lại số dư hoặc để lại rất ít).

4.

Ví điện tử có hơn 03 giao dịch nhận tiền từ các ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam nằm trong danh sách có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến lừa đảo, gian lận, giả mạo,...

5.

Khách hàng thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

6.

Ví điện tử phát sinh giao dịch bất thường (ví dụ: Giá trị, số lượng giao dịch lớn, bất thường không phù hợp với nghề nghiệp, độ tuổi, địa chỉ cư trú, lịch sử giao dịch và hành vi,... của chủ ví điện tử; phát sinh các giao dịch với địa điểm, thời gian, tần suất bất thường…)

7.

Một thông tin định danh duy nhất của thiết bị (địa chỉ MAC) được sử dụng để thực hiện giao dịch cho nhiều hơn 01 ví điện tử.

8.

Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.

- Tại Cột 14: Ghi rõ trạng thái ví điện tử bằng số (1, 2, 3, 4) tương ứng theo nội dung dưới đây: 1. Đang hoạt động; 2. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ; 3. Tạm khóa; 4. Đã đóng.

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký ghi rõ Họ và tên)

Số điện thoại liên hệ:

Bộ phận:

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

STATE BANK OF VIETNAM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 40/2024/TT-NHNN

Hanoi, July 17 of 2024

 

CIRCULAR

ON PROVISION OF PAYMENT INTERMEDIARY SERVICES

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16 of 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated January 18 of 2024;

Pursuant to Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15 of 2024 of the Government on cashless payment;

Pursuant to Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12 of 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At request of Director of Payment Department;

Governor of State Bank of Vietnam promulgates Circular on provision of payment intermediary services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes provision of payment intermediary services.

Article 2. Regulated entities

1. Payment intermediary service providers.

2. Banks, foreign bank branches (hereinafter referred to as “FBB”).

3. Organizations and individuals related to provision of payment intermediary services.

Article 3. Definitions

In this Circular, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Body governing electronic clearing systems (hereinafter referred to as “electronic clearing governing body”) means a provider of payment intermediary services which is licensed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) to provide electronic switch and clearing services, and participate in and directly be connected to the National Electronic Interbank Payment System (IBPS) to perform the electronic settlement and clearing transactions.

3. Electronic clearing system means a payment system developed, owned, and managed by an electronic clearing governing body to provide electronic switch and clearing services.

4. Member of an electronic clearing system (hereinafter referred to as member) is a provider of payment services, a provider of payment intermediary services or any other entity meeting membership requirements and standards prescribed under regulations of an electronic clearing governing body, and being connected to an Electronic Clearing System to send, receive, and process payment transactions. Members include clearing and non-clearing members.

5. Clearing member means a member establishing net debit caps for electronic clearing and settlement transactions prescribed in Article 10 hereof to make payments via the Electronic Clearing System (ECS) and opening checking accounts for clearing and settlement purposes at SBV.

6. Non-clearing member means a member carrying out clearing and payment obligations arising from electronic switch and clearing transactions through clearing members.

7. Net debit cap for electronic clearing and payment transactions means the maximum limit on the value of a clearing difference payable by a clearing member in an electronic clearing session.

8. Result of an electronic net clearing (hereinafter referred to as “net clearing result”) is a data factsheet prepared by an electronic clearing governing body after end of each electronic clearing transaction session as a reconciliation report on the final differences receivable and payable of specific clearing members in that session.

9. Electronic clearing means a settlement of differences receivable and payable based on net clearing results via payment accounts that clearing members open at SBV. An electronic clearing governing body shall send SBV (via the IBPS) results of electronic clearing transactions for processing electronic clearing transactions.

10. A clearing member’s payment capability (hereinafter referred to as “solvency”) means an Asset balance recorded in a payment account of that clearing member opened at SBV at the time of processing of an electronic clearing transaction and overdraft facility issued for electronic clearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. Affiliated bank means a bank or an FBB where a customer uses their e-wallet to open a VND account and/or a debit card and VND account which may be linked to that customer’s e-wallet.

13. License means the license to provide payment intermediary services issued to an organization other than an FBB by SBV. Documents of SBV pertaining to amendment to the License are inseparable from the License.

Article 4. Licensing fee

1. Licensed organizations shall incur licensing fee in accordance with fee and charge laws.

2. Licensed organizations must incur licensing fee at SBV (Central Banking Department) within 15 working days from the date on which they are licensed.

Article 5. License use

1. Licensed payment intermediary service providers must operate under the correct name of the payment intermediary services and within the scope set by the License.

2. Where a license holder applies for addition of payment intermediary service or services, the license holder shall produce application and conform to procedures detailed under Article 23 and Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP dated May 15 of 2024 of the Government on cashless payment and amending documents (if any) (hereinafter referred to as “Decree No. 52/2024/ND-CP”).

SBV shall decide to add payment intermediary service or services for the license holder in form of a document amending the License.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Payment intermediary services (other than financial switching services) apply to payments of legitimate goods and services according to Vietnamese laws, including payments for foreign goods and services.

Article 7. Currency in transaction

1. Cashless payments made via payment intermediary services in Vietnamese territory must be in VND, except for cases where foreign currency is allowed in Vietnamese territory in accordance with foreign exchange management laws.

2. Where a foreign payment intermediary service provider provides payment intermediary services to a non-resident individual or a resident foreigner in Vietnam to pay for goods and services in Vietnam, payment accepting entity in Vietnam can only accept payment in VND except for cases where payment accepting entities in Vietnam are allowed to accept payment in foreign currency in accordance with foreign exchange management laws.

3. Where a payment intermediary service provider (other than financial switching service provider) provides payment intermediary services to customers to process payment for goods and services overseas, the currency used for payment via payment intermediary service or services must be VND.

4. The conversion from foreign currency to VND (or vice versa) and conversion rate thereof shall be agreed upon by the parties in accordance with regulations of the law.

Article 8. Contract or agreement between payment intermediary service providers and co-operative banks

Payment intermediary service providers must enter into contracts or agreements with co-operative banks pertaining to provision of payment intermediary services which must contain:

1. Document number (if any), date of signing contract or agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Name of cooperating payment intermediary service.

4. Specific rights and obligations of the parties in:

a) Choosing, signing contract or agreement with payment accepting entity; supervising and inspecting payment accepting entity during contract or agreement performance;

b) Settling reconciliation and complaint request of customers, payment accepting entity;

c) Other relevant rights and obligations.

5. In respect of cooperation in provision of COBO and/or POBO services, the contract or agreement must also contain:

a) Regulations on payment security measures in provision of COBO, POBO services including opening payment security accounts to facilitate COBO and POBO services, other security measures or maintenance of margin (if any);

b) Solutions in case COBO, POBO service providers fail to meet or maintain payment security measures in the provision of COBO and POBO services;

c) Cash flow procedures, payment, finalization, reconciliation, payment discrepancy handling procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. In respect of cooperation in providing electronic payment portal service, the contract or agreement must include: Procedures for connecting, transmitting, and processing electronic data of payments between electronic payment portal service providers and co-operative banks.

7. In respect of cooperation in providing e-wallet services, the contract or agreement must also include:

a) Regulations on opening and using payment security account associated to e-wallet services which must include:

(i) Information on payment security account;

(ii) Responsibilities of e-wallet service providers and co-operative banks relating to payment security account compliant with Article 27 hereof;

b) Procedures for implementation, rights, and obligations of the parties in the event that e-wallet service providers verify know-your-customer information, recognize customers via co-operative banks compliant with anti-money laundering laws and this Circular;

c) Rights and obligations of the parties and handling procedures in the event where customers deposit to e-wallet in accordance with Point a Clause 1 Article 25 hereof;

Article 9. Safety assurance in payment intermediary services

1. Prior to providing services, payment intermediary service providers must promulgate internal regulations pertaining to payment intermediary services which must contain the following procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Procedures for internal inspection and control, which include: purpose; requirements; procedures for implementation; responsibilities of relevant departments;

c) Risk management, safety and confidentiality assurance procedures, including:

 (i) Details compliant with risk management regulations, details on safety and confidentiality assurance compliant with regulations of SBV in e-banking operations;

(ii) Details compliant with regulations on preparing, using, preserving, and storing electronic documents in accordance with regulations of the law on e-transactions in banking operations;

(iii) Evaluation of potential risks and matching risk management solutions in provision of payment intermediary services;

(iv) Development of internal procedures pertaining to specific risk handling policies and solutions;

d) General principles and internal regulations on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing for proliferation of weapons of mass destruction including:

(i) General principles in anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing for proliferation of weapons of mass destruction;

(ii) Internal regulations on in anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing for proliferation of weapons of mass destruction compliant with regulations on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and preventing financing for proliferation of weapons of mass destruction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Regulations on settlement or response of complaints, reconciliation of customers which dictate: receiving channels, departments, steps for filing complaints, complaint processing step within payment intermediary service providers and when cooperation with relevant entities is required;

(ii) Procedures and specific responsibilities of relevant parties, necessary duration of each step, and results issued to customers filing the complaints;

e) In respect of international financial switching services: internal regulations on selection standards of international payment systems in order to connect and perform financial switching in respect of international payments; internal regulations on professional procedures and risk management solutions in respect of international financial switching services.

2. Payment intermediary service providers must review and update internal regulations under Clause 1 of this Article on a regular basis in order to remain appropriate to practical situations in provision of payment intermediary services and comply with relevant law provisions.

3. Payment intermediary service providers must satisfy technical requirements pertaining to confidentiality and safety for devices facilitating bank card payment; requirements pertaining to information system safety in banking operations; requirements pertaining to safety and confidentiality in provision of online services in banking sector; implement safety and security measures in online payment and bank card payment.

4. Prior to providing services, license holders must publish the following information on their official website: payment intermediary services licensed by SBV; methods for providing payment intermediary services of the license holders; name/brand of payment intermediary services.

5. Payment intermediary service providers must record payments, monitor payable/receivable amounts relating to payment intermediary services separately from those of other business activities (if any) of the payment intermediary service providers; separately record payment and monitor individual payment intermediary service licensed by SBV.

6. Where payment intermediary service providers enter into contract or agreement with payment accepting entities directly (without co-operative banks), payment intermediary service providers must assume responsibilities to payment accepting entities in the same manner that payment service providers do to payment accepting entities according to regulations of SBV on cashless payment services.

7. Where payment intermediary service providers cooperate with other organizations such as product, service providers (hereinafter referred to as “partners”), payment intermediary service providers must enter into contract or agreement with the partners which must include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Distinction between responsibilities of payment intermediary service providers and partners in providing products and services and risks that arise during use of products and services;

c) Departments/entities in charge of settling difficulties and complaints of customers when using products and services;

d) Fulfillment of business conditions for each product and service (where products and services fall under conditional business lines);

dd) Risk warning for customers (if any);

e) Notification and disclosure of information under Points a, b, c, d, and dd of this Clause for customers before using products and services.

Chapter II

PROVISION OF PAYMENT INTERMEDIARY SERVICES

Section 1. ELECTRONIC CLEARING SERVICE

Article 10. Clearing member of ECS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. They have been accepted as direct members of the IBPS.

2. They have already set electronic clearing limits under Clause 1 Article 11 hereof and have already been committed to monitoring and managing electronic clearing limits in order to ensure the processing of payment transactions via electronic clearing systems conforms to regulations laid down in Clause 3 Article 13 hereof.

3. They have entered into written commitments with electronic clearing governing bodies on their payment capability to make timely and full payments on any obligation arising from settlement of electronic clearing transactions and risk distribution obligations in the event that clearing members are incapable of repaying loan debts due to inadequate capital available for electronic clearing transactions.

4. They have entered into written commitments with SBV (Central Banking Department) on loan for clearing settlement in case they are incapable of repaying at the time of finalization and responsibilities for taking and repaying loans (principal and interest) to the SBV; indefinite and uninterrupted authorization to SBV (Central Banking Department) to, at their discretion, debit checking accounts of members, debit escrow account, and transfer ownership of valuable papers (when establishing clearing limits) in order to perform electronic clearing settlement and risk distribution obligations in the event that clearing members are incapable of repaying loan debts due to inadequate capital available for electronic clearing transactions.

Article 11. Electronic clearing limits

Electronic clearing governing bodies shall develop and promulgate internal regulations on organizing and operating ECS, including regulations on procedures for establishing, adjusting, and managing electronic clearing limits for clearing members, in which:

1. Establishment of electronic clearing limits:

a) Initial electronic clearing limits shall be established by value of valuable papers and escrow sums of clearing members;

b) Establishment of electronic clearing limits shall be implemented by electronic clearing governing bodies on a monthly basis on the first working day of the month;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where electronic clearing limits at the beginning of a period equals zero or is negative, the electronic clearing limits at the beginning of a period will be determined on the basis of electronic clearing limits of the previous period and escrow rate under Article 12 hereof;

Where a clearing member participates in the ECS for less than a month, the electronic clearing limits of the beginning of the period of the member will be established by value of valuable papers and escrow sums;

Where a clearing member requests electronic clearing limits higher than the calculated electronic clearing limits, the difference will be subject to escrow rate in the same fashion as detailed under Point b Clause 2 Article 12 hereof;

d) Clearing members are responsible for data used for calculating electronic clearing limits at the beginning of the period. Electronic clearing governing bodies shall establish electronic clearing limits on the basis of request of clearing members, confirmation of SBV (Central Banking Department) regarding escrow sums of clearing members, ensure escrow rate, and notify results for compliance of clearing members;

dd) Clearing members shall submit escrow sums to establish electronic clearing limits in accordance with Article 12 hereof.

2. Adjustment to electronic clearing limits:

a) During a period with established electronic clearing limits, clearing members may request electronic clearing governing bodies to consider adjustment to electronic clearing limits on the basis of valuable papers, escrow sums, and expected transaction demands via the ECS:

(i) In case of an increase in electronic clearing limits, clearing members must submit additional valuable papers and escrow sums in accordance with Article 12 hereof. After clearing members have finished submitting additional escrow sums to establish electronic clearing limits at SBV (Central Banking Department) and received notice from SBV (Central Banking Department), electronic clearing governing bodies shall adjust and update the electronic clearing limits of the clearing members;

 (ii) In case of a decrease in electronic clearing limits, within 1 working day from the date on which clearing members submit the request, electronic clearing governing bodies shall reduce electronic clearing limits of the clearing members, inform the clearing members and SBV (Central Banking Department) about the adjusted electronic clearing limits and minimum escrow sums corresponding to the adjusted electronic clearing limits. Based on notice of electronic clearing governing bodies and request of clearing members, SBV (Central Banking Department) shall return valuable papers and escrow sums to clearing members. The return of valuable papers for establishment of electronic clearing limits shall conform to regulations of SBV on depositary and use of valuable papers at SBV.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) decrease electronic clearing limits at the next electronic clearing settlement in respect of clearing members having decreased escrow sums during electronic clearing settlement according to regulations on net clearing settlement via ECS;

(ii) actively decrease electronic clearing limits of clearing members when clearing members are required to increase escrow rate in accordance with Point d Clause 2 Article 12 hereof;

(iii) decrease electronic clearing limits down to zero in respect of clearing members having outstanding debt in clearing settlement after receiving notice from SBV (Central Banking Department). The decreased electronic clearing limits of clearing members will remain effective until SBV (Central Banking Department) recovers all the debts.

3. Temporary adjustment to electronic clearing limit:

a) Clearing members may request a temporary increase in electronic clearing limits within a working day to satisfy payment demand;

b) Electronic clearing governing bodies may consider a temporary decrease to electronic clearing limits of clearing members in a working day where it is necessary for the purpose of ensuring solvency of clearing members:

(i) Temporary electronic clearing limits will be determined in the same manner in which temporary net debit caps are determined for members of low-value payment services of IBPS;

(ii) At the end of a business day, the temporary electronic clearing limits will revert to the original limits.

4. Management of current electronic clearing limits:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Where clearing members incur difference payable according to electronic clearing results, electronic clearing governing bodies will decrease current electronic clearing limits of said members by an amount corresponding to the difference payable for application in the subsequent clearing session and monitor settlement results of electronic clearing on the IBPS in order to:

(i) Where all clearing members have sufficient balance to settle electronic clearing results, electronic clearing governing bodies shall restore the current electronic clearing limits that have been previously decreased immediately after they have settled electronic clearing results;

(ii) Where at least 1 clearing member does not have sufficient balance to settle electronic clearing results, electronic clearing governing bodies shall restore electronic clearing limits that have been previously decreased only of clearing members whose balance is sufficient to settle electronic clearing results as of the date on which low-value clearing is settled via the IBPS and the electronic clearing governing bodies receive notice sent by SBV (Central Banking Department).

Article 12. Escrow collateral for establishment of electronic clearing limits

1. Clearing members shall deposit their money and valuable papers to SBV (Central Banking Department) as escrow sums in order to establish electronic clearing limits. Valuable documents and money serving as escrow for establishment of electronic clearing limits shall be subject to similar regulations to valuable documents and money serving as escrow for establishment of net debit caps in low-value payment settlement in the IBPS.

2. Escrow rate:

a) Clearing members shall submit escrow sums to establish electronic clearing limits. Minimum escrow rate for establishment of electronic clearing limits shall conform to Decision of Governor of SBV from time to time;

b) Where clearing members wish to increase electronic clearing limits, electronic clearing governing bodies shall consider applying escrow rate in the same manner as the increase in net debit caps of low-value payment service members of the IBPS;

c) Where clearing members wish to decrease electronic clearing limits following an increase in electronic clearing limits, the decrease in electronic clearing limits will be applied in the same manner as previously adopted escrow rates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Processing payments via ECS

Electronic clearing governing bodies shall develop professional procedures of the ECS, regulate number of sessions, clearing time, payment, reconciliation, data cross-examination, ensure timely, adequate, and accurate settlement for clearing members according to electronic clearing results in a manner that satisfies principles below:

1. Maximum value of transactions in VND of payment orders made via ECS must not exceed the maximum value of low-value payment order via the IBPS.

2. Processing of debt transactions via the ECS requires advance written agreement or written authorization.

3. Electronic clearing governing bodies and clearing members must closely monitor electronic clearing limits to ensure that total difference payable of clearing members in a clearing session does not exceed electronic clearing limits issued in the day of the clearing members.

Article 14. Settlement of electronic clearing transactions

1. In order to settle electronic clearing transactions, electronic clearing governing bodies must register use of net clearing services for other systems of the IBPS under the regulations of SBV on management, operation and use of the IBPS.

2. Electronic clearing governing bodies shall regulate specific clearing time at end of each transaction session according to each approach to processing payment orders or services of ECS, ensuring such time is consistent with the time of operation of the IBPS and settlement of electronic clearing transactions via the ECS.

3. Electronic clearing governing bodies shall send electronic clearing results to the IBPS in order to enter them in the clearing members’ relevant checking accounts under regulations on management, operation and use of the IBPS. The electronic clearing results sent to the IBPS must ensure that clearing members’ payment obligations in clearing sessions do not exceed electronic clearing limits of these members. Measures to be taken to deal with the case in which a clearing member is incapable of making payments shall be subject to regulations on management, operation and use of the IBPS.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15 . COBO and POBO services

1. Customers must have checking accounts and bank cards in order to access COBO and POBO services.

2. Prior to providing services for customers, service providers must:

a) enter into agreements or contracts with co-operative banks and relevant parties appropriate to the license issued by SBV and this Circular;

b) comply with Article 9 hereof;

c) cooperate with co-operative banks in developing mechanisms for guaranteeing solvency which at least include: regulations for opening and maintaining balance of payment security accounts for COBO and POBO services separate from payment security accounts for other services and other checking accounts opened at co-operative banks; use purpose of payment security accounts for COBO and POBO services; payment security measures (if any) other than payment security accounts;

d) implement periodic supervisory and inspection measures to ensure payment capability for payment accepting entities.

Article 16. Electronic payment portal

Prior to providing services for customers, service providers must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Comply with Article 9 hereof.

Section 3. ELECTRONIC WALLET SERVICE

Article 17. Customers of e-wallet services

1. Customers of e-wallet services in VND are organizations and individuals having VND accounts opened at the banks or credit institutions (other than joint checking accounts).

2. For business e-wallets:

Authorized e-wallet owners have the right to use e-wallets; The authorization must be done in writing, conform to authorization laws and regulations below:

E-e-wallet owner shall submit written authorization and documents, information, data for verifying authorized individuals under Clause 2 Article 18 hereof submitted by legitimate representatives of organizations or authorized representatives of organizations (hereinafter referred to as “legal representatives”), chief accountants (or accountant in charge) to e-e-wallet service providers.

E-wallet service providers must adopt measures for verifying identification of authorized persons in accordance with Clause 2 Article 21 hereof.

3. E-wallet service providers must not open e-wallets for themselves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Application for e-wallet consists of:

a) Agreement on e-wallet opening and use in accordance with Article 19 hereof;

b) Documents, information, and data for verifying know-your-customer information in accordance with Clause 2, Clause 3 of this Article.

2. Documents, information, and data pertaining to personal documents of customers:

a) In case of Vietnamese nationals: Citizen ID Card, ID Card, electronic ID (via level 2 e-IDs), 9-digit ID Card or Birth Certificate for individuals below 14 years of age;

b) In case of individuals of Vietnamese origin and unidentified nationality: Identity certificate;

c) In case of foreigners:

(i) Passport and, for foreigners residing in Vietnam, entry visas or documents equivalent to visas or documents proving exemption from entry visas; or

(ii) Electronic identification (via level 2 e-IDs).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Where individual customers open e-wallets via legal representatives or guardians (hereinafter referred to as “representatives”), application for e-wallet must also include:

a) In case of representatives that are individuals: documents, information, and data serving identification, verification of identification of the representatives in accordance with Clause 2 of this Article and documents proving status of the representatives to individuals applying for e-wallet opening;

b) In case of representatives that are juridical persons: documents, information, and data serving identification, verification of identification of the juridical persons in accordance with Clause 3 of this Article and documents proving status of the juridical persons to individuals applying for e-wallet opening.

5. E-wallet service providers may require additional documents, information, and data in the application for e-wallet other than those under Clauses 1 through 4 of this Article as long as they must inform and provide guidelines for customers.

6. Collection and storage of e-wallet application must meet requirements below:

a) Physical documents in the application for e-wallet must be original copies or certified true copies or copies issued from master registers or copies and original copies for comparison in accordance with regulation on issuance of copies from master registers, copies authentication from original copies, signature authentication, and contract, transaction authentication. Where original copies are required for comparison, e-wallet service providers must append verification on copies and assume responsibility for consistency between copies and original copies. Where documents are issued by foreign authority, consular legalization is implemented in accordance with consular legalization laws;

b) Electronic documents, information and data in e-wallet application must be inspected, cross-examined, and authenticated by e-wallet service providers in order to ensure adequacy, accuracy and store in accordance with e-transaction laws;

c) Where documents, information, and data in e-wallet application under Point a and Point b of this Clause are presented in foreign languages, e-wallet service providers may enter into an agreement with customers regarding whether or not a Vietnamese translation is produced while adhering to principles below:

(i) E-wallet service providers must inspect, control, and assume responsibilities for verifying contents of documents, information, and data in foreign languages compliant with information requirements under this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Documents, information, and data in e-wallet application under Clauses 1 through 4 of this Article are effective and unexpired throughout e-wallet opening and use.

Article 19. E-wallet opening and use agreement

1. E-wallet opening and use agreement between e-wallet service providers and customers must contain:

a) Document number (if any), date in which agreement is made;

b) Name of e-wallet service provider;

c) Information on customers opening e-wallet in accordance with Article 20 hereof;

d) Specific rights and responsibilities of the parties;

dd) Regulations on fees, rates, fee collection, fee adjustment in e-wallet opening and use;

e) The use of e-wallet including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(ii) Scope and limit of transactions via e-wallet;

(iii) Cases where debit entries are recorded to e-wallet as per the law and other cases where debit entries are recorded in relation to fraud according to conclusions of competent authority;

g) Regulations on linking e-wallet with VND account or debit card of e-wallet owners at co-operative banks;

h) Cases of e-wallet closure and handling of remaining balance in case of e-wallet closure, including:

(i) Where customers are found to have opened the e-wallet under fabricated documents or identification or use the e-wallet for fraudulent practices or other illegal activities;

(ii) Where no transactions are made via the e-wallet in a definite period of time according to regulations of e-wallet service providers;

(iii) Where other cases occur as per the law;

i) Provision of information and method for informing e-wallet owners about: account balance and transactions made via e-wallet; e-wallet closure; expiry of personal documents in e-wallet application and other necessary information during use of e-wallet;

k) Methods for receiving request for reconciliation, complaints; time limit for processing request for reconciliation, complaints and handling of reconciliation, complaint results according to regulations of SBV pertaining to cashless payment services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m) Processing of private data of customers or private data provided by customers, provision of information to third parties in order to provide payment services for customers, and handling of cases of suspected fraud, impersonation, violation of the law;

n) Cases where information is provided:

(i) Information is provided at request of competent authority as per the law or with approval of customers;

(ii) Information pertaining to balance on e-wallet is provided to representatives, heirs (or heirs’ representatives) of e-wallet owners in case e-wallet owners die or are declared deceased.

2. Where e-wallet opening and use agreement is a standard form contract, e-wallet service providers must:

a) publicly post the standard form contract sample at their trading address, on website, e-wallet application on the internet and mobile phone (if any);

b) provide information pertaining to standard form contract to customers and implement measures to verify that customers have read and confirmed that they have been well-informed.

3. In addition to details under Clause 1 of this Article, e-wallet service providers may enter into other agreements with customers without contradicting the law.

Article 20. Information on customers opening e-wallet

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case of Vietnamese nationals, individuals of Vietnamese origin with unidentified nationality: full name; date of birth; nationality; occupation, title; phone number; personal identification number or 9-digit ID number; date of issue, place of issue, expiry date of personal identification documents; tax identification number (if any); permanent registration address and other current residence address (if any); whether the customers are residents or non-residents;

b) In case of foreigners: full name; date of birth; nationality; occupation, title; phone number; valid passport number or identification information issued by foreign authority, date of issue, place of issue, expiry date of passports; identification number of foreigners (if any); entry visa number or number of document replacing entry visa (for foreigners residing in Vietnam), except for cases where visa is exempt as per the law; residence address in foreign country and residence address in Vietnam (for foreigners residing in Vietnam); whether the customers are residents or non-residents;

c) Where a customer has at least two nationalities: respective information under Point a and Point b of this Clause; passport number, date of issue, place of issue, expiry date of passport; nationalities, residence address in countries of other nationalities;

d) Where individuals under Clause 4 Article 18 hereof open e-wallet: information on representatives, to be specific:

(i) In case of representatives that are individuals, information on representatives is specified under Point a, Point b, and Point c of this Clause;

(ii) In case of representatives that are juridical persons, information on juridical persons is specified under Clause 2 of this Article.

2. E-wallet of organizations must contain:

a) Information on e-wallet owner, including: Full and abbreviated business name; headquarters address; business address; establishment permit number or number of documents proving eligibility to establish and operate legally; business registration number or tax identification number (if any); seal sample (if any); identification number of the organization (if any); phone number; fax number, web site (if any); field of business operation;

b) Information on legal representatives of e-wallet owners and authorized individuals (if any) according to Point a, Point b, and Point c Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Procedures for opening e-wallet

1. Upon applying for e-wallet, customers shall provide documents, information, and data under Article 18 hereof to e-wallet service providers of choice.

2. E-wallet service providers shall examine legitimacy and adequacy, cross-examine to verify consistency, accuracy of documents, information, and data provided by the customers, and verify KYC information in accordance with anti-money laundering laws.

3. After inspecting, cross-examining, and verifying KYC information, e-wallet service providers shall:

a) provide customers with e-wallet opening and use agreement in accordance with Article 19 hereof where documents, information, and data are adequate and legitimate.

b) inform customers for examination and revision of the application or reject the application and state reason where documents, information, and data are inadequate or illegitimate;

c) report to the authority and proceed as per the law where customers are found to have used fabricated or illegitimate documents, information, or data or are blacklisted in accordance with anti-money laundering laws.

4. After customers have agreed to e-wallet opening and use agreement, e-wallet service providers shall open e-wallet and notify customers about number, name of e-wallet, provide instructions and request customers to link their e-wallet to their VND account or debit cards before and during use of e-wallet.

5. In respect of customers that are people with disabilities, e-wallet service providers shall, within their capabilities and conditions, provide instructions pertaining to applications and procedures for opening e-wallet while collecting adequate documents, information, and data for verification of KYC information in accordance with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. E-wallet service provider shall promulgate internal regulations on procedures for opening e-wallet via electronic means compliant with this Circular and regulations of the law on anti-money laundering, electronic transactions, personal data protection, safety and confidentiality assurance, and including at least the following steps:

a) Collecting documents, information, and data to verify KYC information in accordance with Clause 2, Clause 3 Article 18 hereof and:

(i) Biometric information of e-wallet owners in case of individual customers;

(ii) Biometric information of legal representatives in case of organization customers;

b) Examining legitimacy of documents, information, and data for verifying KYC and cross-checking biometric information of e-wallet owners (in case of individual customers), legal representatives (in case of organization customers) against:

(i) Biometric information stored in encrypted data storage unit of citizen ID card or ID card confirmed to have been issued by police authority or e-identification via electronic identification and authentication system; or

(ii) Biometric information that has been collected and inspected (to ensure consistency between biometric information collected from customers with biometric data in encrypted information storage unit of ID card or ID card confirmed to have been issued by police authority or e-identification via electronic identification and authentication system);

c) Displaying warnings pertaining to prohibited actions when opening and using e-wallet via electronic means and ensuring that customers have adequately read the warnings via the use of technical means;

d) Providing customers with e-wallet opening and use agreement in accordance with Article 19 hereof and verifying customers’ approval for e-wallet opening and use agreement in accordance with Point b Clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. E-wallet service providers shall decide on solutions, procedures, and technologies involved in opening e-wallet via electronic means, assume risks that arise (if any), and meet requirements below:

a) Solutions, procedures, and technologies selected by e-wallet service providers must meet security, safety, and confidentiality requirements according to regulations of SBV;

b) Verification of customers’ approval for details under e-wallet opening and use agreement is required:

 (i) For personal e-wallet: technical measures facilitating verification via electronic means are implemented to depict e-wallet owners’ approval for details under e-wallet opening and use agreement;

(ii) For business e-wallet: legal representatives append electronic signature to verify e-wallet owners’ approval for details under e-wallet opening and use agreement;

c) The following documents, information, and data regarding KYC are adequately stored and preserved throughout e-wallet opening and use: customer identification information; biometric information of personal e-wallet owners, legal representatives of business e-wallet owners; sound, images, audio and visual recordings; phone number registered for e-wallet opening; MAC address; transaction history; biometric comparison results under Point b Clause 1 of this Article. Information and data must be stored safely and securely, backed up in a manner that preserves data integrity to facilitate inspection, examination, and verification of e-wallet owners during use of e-wallet, handle reconciliation, complaints and disputes, and provide information at request of competent authority. Time limit for implementation shall conform to anti-money laundering and e-transaction laws;

d) E-wallet service providers must examine and evaluate safety, security rating of solutions, procedures, technologies on a regular basis and suspend services to upgrade, repair, and improve in case of sign of safety breach.

3. Opening e-wallet via electronic means does not apply to individuals under Clause 4 Article 18 hereof and individuals from 15 years of age to under 18 years of age.

Article 23. Verifying information on customers opening e-wallet

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. E-wallet service providers must inspect, verify, and ensure that e-wallet application and information on customers opening e-wallet are adequate and legitimate in accordance with Article 18 and Article 20 hereof.

Article 24. Linking e-wallet to VND account and debit cards of e-wallet owners opened at affiliated banks

1. E-wallet service providers must request e-wallet owners to link their e-wallet with VND accounts or debit cards associated with VND account of the e-wallet owners opened at affiliated banks before use and maintain linking during use.

2. VND accounts or debit cards linked to e-wallet must have been registered for electronic payment services at affiliated banks.

3. E-wallet service providers must not allow e-wallet owners to use e-wallet where e-wallet has not been linked to VND accounts or debit cards of the e-wallet owners at affiliated banks.

4. Within 7 working days from the date on which e-wallet is no longer linked to VND accounts or debit cards of e-wallet owners, e-wallet service providers must request e-wallet owners (via at least 2 methods) to link their e-wallet with their VND accounts or debit cards as per the law. Where e-wallet owners fail to link e-wallet with their VND accounts or debit cards within 1 month from the date on which e-wallet service providers send written request, e-wallet service providers shall close the e-wallet and refund wallet balance to the e-wallet owners (if any).

Where e-wallet service providers cannot refund wallet balance to e-wallet owners due to reasons originating from the e-wallet owners within 1 month from the date on which e-wallet closure is performed, e-wallet service providers must monitor wallet balance and refund when e-wallet owners request.

5. E-wallet service providers must enter into agreement with affiliated banks and/or electronic switch and clearing service providers regarding procedures for linking e-wallet with VND accounts or debit cards of e-wallet owners.

6. E-wallet owners may link e-wallet with at least one VND account and/or debit cards that they have opened at affiliated banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Deposit to e-wallet can be made via:

a) Cash deposit to payment security account of payment intermediary service providers (for e-wallet services) opened at co-operative banks;

b) Wire transfer from VND account of e-wallet owners opened at affiliated banks;

c) Wire transfer from VND account opened at banks and FBBs other than those under Point b of this Clause;

d) Wire transfer from other e-wallet in the same system (provided by the same e-wallet service provider);

dd) Wire transfer from other e-wallets outside of the system (provided by other e-wallet service providers).

2. E-wallet owners may use their e-wallet to:

a) Deposit money from e-wallet to VND account of e-wallet owners opened at affiliated banks;

b) Transfer money to VND account opened at banks and FBBs other than those under Point a of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Transfer money to other e-wallets outside of the system (provided by other e-wallet service providers);

dd) Pay for goods and services; submit fees and charges for legitimate public services as per the law.

3. Customers are not allowed to use e-wallet to make transactions serving money laundering, terrorism financing, financing for proliferation of weapons of mass destruction, fraud, or other violations of the law.

4. E-wallet service providers shall issue a refund to e-wallet owners when:

a) E-wallet service providers terminate e-wallet services provided for customers;

b) E-wallet service providers are terminated, have their license revoked, dissolve, or go bankrupt as per the law;

c) E-wallet owners fail to link their e-wallet with their VND account or debit cards in accordance with Clause 4 Article 24 hereof;

d) E-wallet owners die or are declared dead at which point account balance is transferred to the owners' heirs;

dd) Competent authority requests such action as per the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. E-wallet service providers are not allowed to deposit cash submitted by customers to their e-wallets; grant credit extension for e-wallet owners; pay interest on e-wallet balance.

6. E-wallet service providers shall provide use instructions for e-wallet owners that satisfy the following principles:

a) Scope of use and transfer limit of each e-wallet owner conform to risk management laws and e-wallet opening and use agreement under Point c Clause 1 Article 28 hereof;

b) Adequate information is available to inspect, cross-examine, and verify KYC information during e-wallet use;

c) E-wallets can only be used to conduct transactions under Clause 2 Article 25 hereof electronically after matching personal documents and biometric information of e-wallet owners or representatives (in case of individuals customers) or legal representatives (in case of organization customers) with:

(i) Biometric information stored in encrypted data storage unit of citizen ID card or ID card confirmed to have been issued by police authority or e-identification via electronic identification and authentication system; or

(ii) Biometric information collected in-person in case of foreigners who do not use e-identification or individuals of Vietnamese origin with unidentified nationality; or

(iii) Biometric information that has been collected and inspected (to ensure consistency between biometric information collected from customers with biometric data in encrypted information storage unit of ID card or ID card confirmed to have been issued by police authority or e-identification via electronic identification and authentication system); or

(iv) Biometric information of the individuals stored in National database on population in case their ID cards do not contain encrypted information storage unit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. E-wallet transaction limit

1. Total transaction limit for personal e-wallet per customer opened at an e-wallet service provider (including wire transfer and payment services under Point b, Point c, Point d, and Point dd Clause 2 Article 25 hereof) is 100 million VND per month.

2. Clause 1 of this Article does not apply to:

a) E-wallets of individuals entering into contracts or agreements to act as payment accepting entities for e-wallet service providers;

b) Payment services: Online payment on national public service portal; electricity payment; water payment; telecommunication payment; fees, charges, and payment related to operation of road vehicles in traffic; tuition fees; hospital fees; social insurance contribution, health insurance premium contribution in accordance with the Law on Insurance Trading; payment of due, overdue debts, interest, and arising costs to banks and FBBs.

3. E-wallet service providers must ensure that total limit for transactions under Point b Clause 2 of this Article via personal e-wallet of a customer does not exceed total transaction limits imposed by e-wallet service providers for the customers under Clause 1 of this Article.

4. E-wallet service providers are responsible for inspecting, monitoring, and ensuring that the use of personal e-wallets conforms to transaction limit imposed by the e-wallet service providers. E-wallet service providers will be held accountable where e-wallet owners fail to adhere to the transaction limit imposed by the e-wallet service providers under this Circular.

Article 27. Using payment security account for e-wallet services

1. E-wallet service providers must ensure that total account balance in all payment security accounts affiliated to e-wallet services opened at co-operative banks must not be lower than total balance of e-wallets issued to customers at any given time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Payment security accounts affiliate to e-wallet services must not the payment security accounts that are affiliated to COBO and POBO services and must be separate from other payment security accounts at co-operative banks;

b) The use (debit/credit) of payment security accounts affiliated to e-wallet services must be separate from the use (debit/credit) of payment security accounts affiliated to COBO and POBO services.

3. Payment security accounts affiliated to e-wallets can only be used to:

a) Transfer money to VND account of e-wallet owners opened at affiliated banks (for the use of e-wallets under Point a Clause 2 Article 25 hereof);

b) Transfer money to VND accounts opened at banks, FBBs (for the use of e-wallets under Point b Clause 2 Article 25 hereof);

c) Transfer money to payment security accounts affiliated to e-wallet services opened by e-wallet service providers at co-operative banks;

d) Transfer money to payment security accounts affiliated to e-wallet services provided by other e-wallet service providers;

dd) Transfer payment to checking accounts of payment accepting entities and public service providers corresponding to transactions that use e-wallet as payment method in accordance with Point dd Clause 2 Article 25 hereof;

e) Refund money to e-wallet owners in accordance with Clause 4 Article 25 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Assuring safety and confidentiality in e-wallet opening and use

1. E-wallet service providers must promulgate internal regulations on risk management in e-wallet opening and use which include:

a) Solutions for inspection, cross-examining, and verifying KYC information during e-wallet opening and use, including:

(i) Solutions for examining legitimacy, adequacy, consistency, and accuracy of documents, information, and data in application for e-wallet opening;

(ii) Solutions for preventing impersonation, intervention, fabrication, and falsification of KYC authentication in e-wallet opening and use process;

(iii) Technical and technological solutions for cross-checking biometric information of customers in accordance with Point b Clause 1 Article 22 and Point c Clause 6 Article 25 hereof;

(iv) Solutions for ensuring that e-wallets are opened by rightful owners or authorized individuals or representatives or legal representatives;

(v) Other solutions imposed by e-wallet service providers to prevent risks of fraud, impersonation, violation of the law, or exploitation of e-wallet for illegal activities;

b) Criteria set for identifying e-wallets suspected of fraud and violation of the law (hereinafter referred to as “criteria set”) on the basis of consulting causes for suspicion promulgated under Appendix No. 1 and Appendix No. 2 attached hereto. E-wallet service providers must review, amend, and update the criteria set on a regular basis using documents, information, and data in e-wallet opening and use;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) Regulations on transaction scope and limit based on customer risk ratings; including specific risk management solutions for customers under 18 years of age;

(ii) Cases where KYC information must be updated or re-authenticated, including those under Clause 4 of this Article;

(iii) Cases where transactions conducted via electronic means are rejected or suspended under Clause 2 Article 25 hereof;

d) Regulations on inspecting and cross-checking KYC information against information system for managing, supervising, and preventing fraud risks in payment of SBV and lists of customers suspected of fraud, violation of the law provided by Ministry of Public Security and other authorities (if any) in order to adopt appropriate risk handling solutions;

dd) Internal regulations on risk management which must be reviewed and amended on a regular basis based on orders, recommendations, and warnings of authorities and information, data, risks involved in the e-wallet opening and use.

2. E-wallet service providers must issue warnings and instructions to customers on a regular basis regarding criminal schemes in e-wallet opening and use; instructions regarding maintaining of data confidentiality and safe use of e-wallet.

3. E-wallet service providers must monitor effective period of personal documents of e-wallet owners and relevant individuals during use of e-wallet; inform customers about expiry of personal documents at least 30 days in advance to allow customers to update; suspend transactions conducted via e-wallets under Clause 2 Article 25 hereof in case personal documents of customers expire.

4. E-wallet service providers must re-verify KYC information and promptly adopt solutions under anti-money laundering laws when:

a) Customers exhibit suspicious signs according to the Law on Anti-Money Laundering;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Information on owners of personal e-wallet or legal representatives of owners of business e-wallets is included in blacklist according to anti-money laundering laws, list of fraud suspicions on information system for managing, supervising, and preventing fraud risks in payment of SBV or list of customers suspected of fraud, violation of the law provided by Ministry of Public Security and other authorities (if any);

d) Information on e-wallet or e-wallet owners does not match information, data of competent authority.

5. E-wallet service providers must adhere to regulations on information safety and security in e-wallet opening and use as per the law.

Article 29. Safety measures when providing e-wallet services to customers

Prior to providing e-wallet services for customers, e-wallet service providers must:

1. Enter into agreements or contracts with co-operative banks and relevant parties appropriate to the license issued by SBV and this Circular.

2. Comply with Article 9 hereof.

3. Cooperate with co-operative banks equipped with payment security solutions in respect of e-wallet services under Article 27 hereof.

4. Promulgate internal regulations on solutions for preventing customers from using e-wallet that has not been linked or is not linked to the e-wallet owners’ VND accounts or debit cards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. E-wallet service providers shall provide information pertaining to customers’ e-wallet in accordance with instructions of SBV for performance of state management functions.

2. E-wallet service providers must provide information pertaining to e-wallet suspicious of fraud, violation of the law at request of SBV in accordance with Appendix 1 and Appendix 2 attached hereto by 10th of each month at the latest. Information is provided via electronic means in accordance with connection techniques of SBV.

Section 4. PROVISION OF PAYMENT INTERMEDIARY SERVICES INVOLVING FOREIGN ELEMENT

Article 31. Goods and service payments in Vietnam

Where foreign payment intermediary service providers provide services to customers who are non-residents and foreign residents in Vietnam to conduct goods and service payment in Vietnam:

1. Foreign payment intermediary service providers must enter into contracts or agreement with commercial banks, FBBs (approved by SBV for participation in international payment system of the foreign payment intermediary service providers) to conduct goods and service payments in Vietnam.

2. For the purpose of cooperating with foreign payment intermediary service providers, commercial banks and FBBs must verify whether the foreign payment intermediary service providers are under supervision and management of competent authority of countries where the foreign payment intermediary service providers are based or licensed (including management and supervision in terms of anti-money laundering, anti-terrorism financing, anti-financing of proliferation of weapons of mass destruction); request the foreign payment intermediary service providers to comply with regulations pertaining to customer identification, storage of information, documents, data, reports, and confidentiality of information, documents, and data in accordance with regulations of the law on anti-money laundering, anti-terrorism financing, anti-financing of proliferation of weapons of mass destruction of Vietnam or relevant recommendations of Financial Action Task Force (FATF).

3. Contracts and agreements between commercial banks, FBBs and foreign payment intermediary service providers must include:

a) Cash flow procedures, payment and settlement procedures between the parties, guarantee that payment accepting entities in Vietnam receive payment for goods and services from foreign payment intermediary service providers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Connection solutions and conditions between the parties;

d) Specific rights and obligations of the parties;

dd) Responsibilities for cooperating in responding, settling complaints and reconciliation of payment accepting entities in Vietnam.

4. Foreign organizations providing payment services, payment intermediary services to customers who are non-residents and foreign residents in Vietnam to conduct goods and service payment in Vietnam must not pay payment intermediary service providers directly.

Article 32. Payment for foreign goods and services

Where payment intermediary service providers (other than financial switching service providers) provide payment intermediary services for customers to conduct payment for foreign goods and services:

1. Payment intermediary service providers must enter into contracts or agreements with commercial banks and FBBs (approved by SBV for foreign exchange activities on international market) regarding payment and settlement of payment for foreign goods and services.

2. Payment intermediary service providers must adopt supervising solutions to ensure that payments for foreign goods and services made via payment intermediary services are legitimate as per Vietnam’s law and complaint with foreign exchange laws.

Article 33. Internal regulations on cooperation in payment intermediary services involving foreign elements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Develop internal regulations pertaining to anti-money laundering compliant with regulations of the law on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and anti-financial of proliferation of weapons of mass destruction.

2. Develop internal regulations on inspecting, storing documents and instruments related to transactions to ensure that payments using foreign currency and international payment are used for the right purpose and compliant with regulations of the law on foreign exchange management and applicable relevant law provisions.

Chapter III

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF RELEVANT PARTIES

Article 34. Rights of payment intermediary service providers

1. Prescribe terms of service; request customers to accurately and adequately provide relevant information upon and during service use; deny service where customers fail to meet requirements for using services, fail to comply with regulations of service providers, or violate other agreements.

2. Prescribe safety measures for service use.

3. Prescribe service fee types and rate appropriate to applicable law provisions.

4. Choose banks, FBBs, other organizations as partners to enter into contracts or agreements on service provision and development on the basis of assuring safety, effectiveness, and compliance with the license and regulations of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Responsibilities of financial switching service providers, international switching and electronic clearing service providers

1. Financial switching and electronic clearing service providers have the responsibility to:

a) promulgate technical standards, instructions provided to members upon participating in and connecting to system of financial switching and electronic clearing organizations; inform members prior to adjustment or update of technical standards and these guiding regulations;

b) ensure coherent operation and maintain stable operation of the system; inform members about system upgrade, update, and maintenance plan in case such upgrade, update, and maintenance activities may disrupt services provided to customers and members;

c) publicize fee types and rates applicable to members before use;

d) promulgate regulations on settlement, reconciliation, cross-examination between financial switching and electronic clearing service providers and members;

dd) cooperate with members in resolving errors and difficulties that arise during system operation.

e) cooperate with members in resolving support request of customers during service provision by members;

g) cooperate with members in verifying suspicions of frauds, impersonation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) cooperate with members in adopting risk management, safety and confidential solutions during service use and provision;

k) perform other obligations as per contracts or agreements with members.

2. International financial switching service provides have the responsibility to:

a) comply with responsibilities of financial switching service providers under Clause 1 of this Article;

b) promulgate internal regulations on selection and connection standards for international payment systems for financial switching of international transactions, comply with regulations on foreign exchange and Vietnam’s laws;

c) perform other obligations as per contracts or agreements with international payment systems in a law-compliant manner.

3. Electronic clearing governing bodies have the responsibility to:

a) develop and promulgate internal regulations on organization and operation of ECS in a manner compliant with this Circular and applicable regulations on payment activities, including the following mandatory information:

(i) Standards and requirements of members of ECS;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) Payment procedures and risk management mechanism of ECS;

(iv) Procedures for establishing, revising, managing, and supervising electronic clearing limits;

(v) Operating hours of ECS including: time of receiving order, time for settling clearing, settlement, number of sessions;

(vi) Inquiry, cross-examination, and error, reconciliation, and complaint handling procedures;

(vii) Actions taken in case the ECS is disrupted due to maintenance, repaired, technical difficulties, or emergency;

(viii) Rights and obligations of members in ECS, including risk distribution obligations in electronic clearing settlement;

(ix) Fee policies;

b) develop system for receiving and clearing transactions and payments of members, ensure safe and coherent operation of ECS;

c) monitor, manage, and promptly update electronic clearing limits of clearing members; apply effective warning measures to allow clearing members to promptly increase electronic clearing limits, and comply with Clause 3 Article 13 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) receive and send notification regarding electronic clearing results from IBPS to clearing members;

e) calculate, identify, and send risk distribution obligation of each clearing member to SBV (Central Banking Department) to facilitate repayment of loans for settlement of electronic clearing;

g) take charge and cooperate with SBV (Central Banking Department) in developing cooperation procedures in managing escrows for establishment of electronic clearing limits of clearing members.

Article 36. Responsibilities of COBO, POBO, and electronic payment portal service providers

1. Towards customers, COBO, POBO, and electronic payment portal service providers have the responsibility to:

a) provide customers with service instruction;

b) publicize fee types and rates before customers use the services;

c) cooperate with relevant parties in:

(i) resolving or responding to complaints and reconciliation request of customers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(iii) conducting inspection, reconciliation of transactions made via system of service providers;

(iv) providing information on a regular, irregular basis regarding transactions made via system of service providers at request of customers.

2. Towards payment accepting entities, COBO, POBO, and electronic payment portal service providers have the responsibility to:

a) implement Clause 6 Article 9 hereof;

b) COBO and POBO service providers have the responsibility to adequately and promptly settle all successful payments for payment accepting entities as per agreements or contracts with payment accepting entities.

3. Towards co-operative banks, COBO, POBO, and electronic payment portal service providers have the responsibility to:

a) enter into contracts or agreements with co-operative banks in accordance with Article 8 hereof;

b) COBO and POBO service providers have the responsibility to adopt payment security measures for COBO and POBO services under contracts or agreements with co-operative banks and this Circular.

4. Towards other partners, COBO, POBO, and electronic payment portal service providers have the responsibility to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) electronic payment portal service providers have the responsibility to satisfy technical requirements to connect to the parties, facilitate payments of customers;

c) cooperate with customers and relevant parties in adopting risk management, safety, and confidential measures during use of service.

5. COBO, POBO, and electronic payment portal service providers shall assume other responsibilities as per contracts or agreements with payment accepting entities, banks, FBBs, financial institutions eligible for credit card issuance, other payment intermediary service providers, and partners in a law-compliant manner.

Article 37. Responsibilities of e-wallet service providers

1. Towards customers, e-wallet service providers have the responsibility to:

a) execute payment orders of e-wallet owners after inspecting legitimacy of the payment orders;

b) store and update all registered specimen signatures and seal samples (if any) of customers for inspection and cross-examination during e-wallet use;

c) promptly credit e-wallet of customers after receiving oncoming payment orders and deposit orders; refund amounts incorrectly debited to e-wallet of customers; cooperate in refunding amounts that have been incorrectly transferred to e-wallet of customers at request of e-wallet service providers, banks, FBBs that perform the transfer;

d) promptly inform e-wallet owners about balance, transactions, documents of transactions that occur on e-wallets and assume responsibilities for accuracy of information provided by service providers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) maintain confidentiality of information, personal data of customers or personal data provided by customers, information related to e-wallet and transactions carried out on e-wallet of customers as per the law;

g) provide customers with instructions on safe use of e-wallet, notify and provide explanations for customers regarding prohibited actions in e-wallet opening and use, respond and resolve difficulties, complaints of customers in e-wallet opening and use in accordance with this Circular and agreements between e-wallet owners and e-wallet service providers;

i) promulgate internal regulations on e-wallet opening and use at e-wallet service providers; provide instructions and public post for customer’s acknowledgement and implementation. Internal regulations must include the following details:

(i) Applications and procedures for e-wallet opening, including opening of e-wallet via electronic means and opening of e-wallet for customers who are people with disabilities, incapacitated people, and people without or with limited civil capability;

(ii) Regulations on e-wallet opening and use agreement;

(iii) Regulations on use of e-wallet;

(iv) Regulations on reconciliation, complaints and reconciliation, complaint request forms;

(v) Regulations on risk management in e-wallet opening and use compliant with Clause 1 Article 28 hereof;

(vi) Requirements in which customers must possess VND accounts opened at banks and FBBs before using e-wallet service, customers must link their e-wallet with their VND accounts and/or debit cards (associated to VND accounts) before and during use of e-wallet.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Towards co-operative banks, e-wallet service providers have the responsibility to:

(i) adequately and promptly fulfill obligations related to transactions according to agreements between e-wallet service providers and co-operative banks and regulations of the law;

(ii) enter into contracts or agreements with co-operative banks in a manner compliant with Article 8 hereof;

(iii) cooperate with co-operative banks and partners in examining, reconciling transaction data on a daily basis on accounts of e-wallet service providers opened at co-operative banks in accordance with agreements between the parties;

b) Towards affiliated banks:

E-wallet service providers are responsible for cooperating with affiliated banks and/or electronic switching and clearing service providers in examining and cross-checking information of customers applying for e-wallet opening in accordance with agreement between the parties and making sure that customers applying for e-wallet opening are owners of VND accounts or debit cards linked to the e-wallet.

3. E-wallet service providers shall assume responsibility for damage when:

a) The damage is done as a result of error or fault committed by the e-wallet service providers including failure to comply with regulations of the law on safety and confidentiality in service provision;

b) E-wallet service providers fail to take timely actions after receiving written notice of competent authority regarding the fact that customers or e-wallet thereof are related to fraud or violations of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Regarding the use of e-wallet to pay for foreign goods and services, e-wallet service providers have the responsibility to:

a) regulate documents and papers relating to payments made for foreign goods and services via e-wallet and inspect, store documents and papers in a manner compliant with regulations of the law on foreign exchange management and electronic transactions;

b) closely supervise and assume responsibility for ensuring that payments for foreign goods and services made via e-wallet serve the right purposes, respect e-wallet transaction limits under this Circular, and conform to regulations of the law.

6. Where non-residents or resident foreigners use e-wallet, e-wallet service providers must adopt strict inspection and supervision measures to ensure that the e-wallet is only used for activities compliant with regulations on foreign exchange management pertaining to the use of VND accounts of non-residents and resident foreigners and this Circular.

7. E-wallet service providers shall assume other responsibilities as per contracts or agreements signed with co-operative banks, payment accepting entities, other partners, and customers in a manner compliant with regulations of the law.

Article 38. Rights of banks and FBBs

1. Banks and FBBs have the right to:

a) choose organizations other than banks and FBBs to cooperate, conduct technical test for payment intermediary service or services;

b) enter into contracts or agreements with payment intermediary service providers licensed by SBV;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Co-operative banks have the right to:

a) request payment intermediary service providers to provide necessary information relating to transactions made via payment intermediary service providers with co-operative banks in a manner compliant with regulations of the law and agreement between the parties;

b) deny transactions where e-wallet service providers do not use payment security accounts in accordance with Article 27 hereof;

c) exercise rights under Clause 3 of this Article where co-operative banks also act as affiliated banks.

3. Affiliated banks have the right to request e-wallet service providers to provide customer information to facilitate the linking of e-wallet with the customers’ VND accounts and/or debit cards opened at the affiliated banks.

Article 39. Responsibilities of banks and FBBs

1. Banks and FBBs have the responsibility to:

a) cooperate in providing payment intermediary services with organizations that are not banks or FBBs licensed by SBV (except for cases under Clause 1 Article 31 hereof);

b) exercise obligations under contracts or agreements with payment intermediary service providers, payment accepting entities, customers, and relevant parties in a manner compliant with regulations of the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(i) The non-residents and resident foreigners have documents proving legitimate income in VND in case they refill their e-wallet by depositing cash to payment security accounts affiliated to e-wallet services of e-wallet service providers opened at co-operative banks;

(ii) The use of VND accounts of non-residents and resident foreigners to refill or transfer to e-wallet, withdraw or transfer from e-wallet to VND accounts must conform to regulations of the law on foreign exchange management and relevant law provisions.

d) be held accountable in case non-residents or resident foreigners use VND accounts in a manner contradicting the law in transactions related to e-wallet.

2. Co-operative banks have the responsibility to:

a) cooperate with payment intermediary service providers and partners in inspecting, reconciling daily transactions data on accounts of payment intermediary service providers opened at co-operative banks as per agreements between the parties;

b) execute payments for relevant parties in accordance with regulations of SBV and contracts or agreements on joint service provision signed with payment intermediary service providers;

c) open payment security accounts for e-wallet service providers and ensure that these accounts are different from payment security accounts affiliated to COBO and POBO services and that these accounts are separate from other checking accounts of e-wallet service providers; manage solutions for securing payment capability of COBO and POBO service providers; ensure that the use of payment security accounts for e-wallet services complies with contracts or agreements signed with e-wallet service providers and this Circular;

d) prevent payment intermediary service providers from conducting overdraft transactions using payment security accounts affiliated to e-wallet, COBO, and POBO services.

dd) cooperate with payment intermediary service providers in developing procedures for resolving customer’s complaints relating to payments made via payment intermediary services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Affiliated banks have the responsibility to:

a) cooperate with e-wallet service providers and/or electronic switching and clearing service providers in examining and cross-checking information of customers applying for e-wallet opening in accordance with agreement between the parties and making sure that customers applying for e-wallet opening are owners of VND accounts or debit cards linked to the e-wallet.

b) ensure that VND accounts or debit cards linked to e-wallet have been registered for electronic payment services at affiliated banks.

4. Where co-operative banks directly enter into contracts or agreements with payment accepting entities (agreements in which payment intermediary service providers participate), co-operative banks must assume responsibilities for payment accepting entities in accordance with regulations of SBV regarding provision of cashless payment services.

5. Where payment accepting entities are also payment intermediary service providers, co-operative banks must assume responsibilities towards payment accepting entities in accordance with regulations of SBV regarding provision of cashless payment services.

Article 40. Responsibilities of clearing members

1. Actively monitor, manage, and promptly update debit balance on checking accounts of their member organizations opened at SBV (Central Banking Department) to ensure payment ability for settlement of electronic clearly; adequately and promptly implement obligations that arise upon joining the ECS.

2. Register, maintain, and manage electronic clearing limits as per the law. Actively monitor, supervise, and promptly increase electronic clearing limits to ensure coherent and uninterrupted transactions made by customers via ECS.

3. Comply with regulations on organization and operation of electronic clearing governing bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ORGANIZING IMPLEMENTATION

Section 1. RESPONSIBILITY FOR COOPERATION IN ISSUING, RE-ISSUING, REPLACING, REVISING, REVOKING LICENSE AND COMMENCING OPERATION FOLLOWING LICENSING

Article 41. Responsibility for cooperation in license issuance procedures

1. Within 15 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Clause 2 Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP, Payment Departments shall request departments and relevant entities affiliated to SBV (when necessary) in writing to remark in accordance with Clause 2 of this Article.

2. From the date on which written request sent by Payment Department is received:

a) Within 20 working days from the date on which Information Technology Department receives written request of Payment Department, Information Technology Department shall send written remarks to Payment Department for evaluation, assessment of documents and technical prerequisites of organizations applying for the License: documents under Point c, Point d, Point dd (personnel dossiers on technicians implementing Scheme for provision of payment intermediary services), Point h (in respect of electronic switching and clearing services), Point i (in respect of international financial switching services) Clause 2 Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP;

b) Within 20 working days from the date on which anti-money laundering authority receives written request of Payment Department, anti-money laundering authority shall send written remarks to Payment Department for evaluation and assessment of compliance with anti-money laundering laws of organizations applying for the License under Point c Clause 2 Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP, including general principles and internal regulations on anti-money laundering, anti-terrorism financing, and anti-financing for proliferation of weapons of mass destruction;

c) Within 10 working days from the date on which relevant departments and entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, the relevant departments and entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department.

3. Within 20 working days from the date on which Payment Department receives written remarks of departments and relevant entities affiliated to SBV in accordance with Clause 2 of this Article, Payment Department shall consolidate, submit reports on evaluation results regarding application of organizations applying for license to the Governor of SBV, send written request for remarks to Ministry of Public Security and relevant agencies or issue written notice on rejection which states reason for rejection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Responsibility for cooperation in license re-issuance procedures

1. Where license expires:

a) Within 03 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Clause 1 Article 25 of Decree No. 52/2024/ND-CP, Payment Departments shall request departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) in writing to remark in accordance with Point b Clause 1 of this Article;

b) Within 7 working days from the date on which Information Technology Department, anti-money laundering authority, departments and relevant entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, Information Technology Department, anti-money laundering authority, departments and relevant entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department;

c) Within 03 working days from the date on which Payment Department receives written remarks of departments and relevant entities affiliated to SBV in accordance with Point b Clause 1 of this Article, Payment Department shall consolidate, submit reports on evaluation results regarding application of organizations applying for license re-issuance to the Governor of SBV, send written request for remarks to Ministry of Public Security and relevant agencies or issue written notice on rejection which states reason for rejection;

d) Within 02 working days from the date on which Payment Department receives remarks of Ministry of Public Security and relevant agencies, Payment Department shall consolidate the remarks and request Governor of SBV to re-issue the license or issue written notice on rejection which states reason for rejection.

2. Where license is lost, torn, burnt, or otherwise damaged:

a) Within 02 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Clause 2 Article 25 of Decree No. 52/2024/ND-CP, Payment Departments shall request departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) in writing to remark in accordance with Point b Clause 2 of this Article;

b) Within 5 working days from the date on which entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 43. Responsibility for cooperation in license amendment and revision procedures

1. Within 03 working days from the date on which Payment Department receives adequate documents under Clause 1 Article 26 of Decree No. 52/2024/ND-CP, Payment Departments shall request departments and relevant entities affiliated to SBV (when necessary) in writing to remark in accordance with Clause 2 of this Article.

2. Within 7 working days from the date on which entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department.

3. Within 03 working days from the date on which Payment Department receives written remarks of departments and relevant entities affiliated to SBV in accordance with Clause 2 of this Article, Payment Department shall consolidate, submit reports on evaluation results regarding application of organizations applying for license amendment, revision to the Governor of SBV, send written request for remarks to Ministry of Public Security and relevant agencies or issue written notice on rejection which states reason for rejection.

4. Within 02 working days from the date on which Payment Department receives remarks of Ministry of Public Security and relevant agencies, Payment Department shall consolidate the remarks and request Governor of SBV to amend, revise the license or issue written notice on rejection which states reason for rejection.

Article 44. Responsibility for cooperation in license revocation procedures

1. Where license is revoked under Point a, Point b Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP:

a) Within 2 working days from the date on which any of the situations detailed under Point a and Point b Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP occurs, Payment Department shall send request to departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) for remarks in accordance with Point b Clause 1 of this Article;

b) Within 5 working days from the date on which entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Where license is revoked under Point c, Point dd, and Point e Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP:

a) Within 5 working days from the date on which any of the situations detailed under Point c, Point dd, or Point e Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP occurs, Payment Department shall send request to departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) for remarks in accordance with Point b Clause 1 of this Article;

b) Within 5 working days from the date on which entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) receive written request of Payment Department, entities and relevant entities affiliated to SBV (if any) shall send written remarks to Payment Department;

c) Within 10 working days from the date on which Payment Department receives remarks of departments and relevant entities under Point b Clause 1 of this Article, Payment Department shall consolidate remarks and request Governor of SBV to revoke license as per the law.

3. Where license is revoked under Point h Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP:

a) Within 5 working days from the date on which situations under Point h Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP occur, Payment Department shall cooperate with departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) in issuing notice and requesting explanation.

b) Within 20 working days from the date on which the notice issued, where license holders fail to provide adequate written explanation, Payment Department shall cooperate with departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) and request Governor of SBV to revoke the license as per the law.

4. Where license is revoked under Point d Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP:

a) Within 2 working days from the date on which situations under Point d Clause 1 Article 27 of No. 52/2024/ND-CP, Payment Department shall send written request to departments and relevant entities affiliated to SBV (if any), Ministry of Public Security, and relevant agencies for remarks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Within 3 working days from the date on which Payment Department receives remarks sent by departments, relevant entities affiliated to SBV (if any), Ministry of Public Security and relevant agencies, Payment Department shall consolidate and request Governor of SBV to revoke the license as per the law.

5. Where license is revoked under Point g Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP:

a) Within 5 working days from the date on which situations under Point g Clause 1 Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP occur, Payment Department shall cooperate with departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) in issuing notice and requesting explanation.

b) Within 20 working days from the date on which the notice issued, where license holders fail to provide adequate written explanation, Payment Department shall cooperate with departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary), Ministry of Public Security, and relevant agencies and request Governor of SBV to revoke the license as per the law.

Article 45. Responsibility for cooperation in implementation after obtaining the license

1. Information Technology Department acting as liaison shall receive application of payment intermediary service providers licensed by the SBV, cooperate with departments and relevant entities affiliated to SBV (if necessary) and physically inspect operation of the service providers after obtaining the license and before providing payment intermediary services to the public in accordance with Clause 4 Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP.

2. Within 15 working days from the date on which Information Technology Department receives adequate documents, Information Technology Department shall conduct physical inspection at service providers licensed by SBV and issue notice regarding whether or not the service providers satisfy Point dd, Point g, Point h Clause 2 Article 22 of Decree No. 52/2024/ND-CP. Where service providers fail to satisfy requirements above, the notice must also request licensed service providers to adopt rectifying measures within 3 months.

Where licensed service providers fail to satisfy requirements in accordance with Clause 4 Article 24 of Decree No. 52/2024/ND-CP after 3 months, Information Technology Department shall request Payment Department to revoke the license in accordance with Article 27 of Decree No. 52/2024/ND-CP.

Section 2. OTHER RESPONSIBILITY FOR PAYMENT INTERMEDIARY SERVICE PROVISION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Provide information for Bank Supervision and Inspection Agency, SBV branches of provinces and central-affiliated cities after discovering signs of violations of the law or violations of the law regarding provision of payment intermediary services; produce administrative offence notice and transfer to competent authority.

2. Act as liaison, cooperate with Information Technology Department and relevant entities in inspecting compliance with regulations of the law on payment intermediary services. Inspection must be conducted at service providers to ensure the correct name of service providers, correct headquarters address of service providers.

3. Cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency, SBV branches of provinces and central-affiliated cities in investigating payment intermediary service providers as per the law.

4. Act as liaison and cooperate with relevant entities in advising Governor of SBV about escrow rate for establishing electronic clearing limits.

5. Monitor, examine, and cooperate with relevant entities in settling difficulties that arise during implementation of this Circular.

Article 47. Information Technology Department

1. Acts as liaison to inspect compliance with regulations on information technology sector of payment intermediary service providers as per the law.

2. Cooperates with Bank Supervision and Inspection Agency, SBV branches of provinces and central-affiliated cities in investigating payment intermediary service providers as per the law.

3. Cooperates with Payment Department and relevant entities in inspecting compliance with regulations on payment intermediary services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 48. Bank Supervision and Inspection Agency

1. Receives information sent by Payment Department in accordance with Clause 1 Article 46 hereof and takes actions as per the law.

2. Acts as liaison in inspecting provision of payment intermediary services by National Payment Corporation of Vietnam as per the law.

Article 49. Agencies exercising anti-money laundering functions and tasks

Advise and assist Governor of SBV in state management regarding anti-money laundering in provision of payment intermediary services.

Article 50. Central Banking Department

1. Receives, manages, and calculates value of escrow property of clearing members; communicates information relating to value and escrows of clearing members.

2. Records clearing results to checking accounts of relevant parties.

3. Takes action in case clearing members of ECS do not have sufficient solvency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 51. SBV branches of provinces and central-affiliated cities

1. Act as liaison to inspect provision of payment intermediary services of payment intermediary service providers that are not banks, FBBs based in provinces and cities as per the law, other than those under Clause 2 Article 48 hereof.

2. Receive information sent by Payment Department in accordance with Clause 1 Article 46 hereof and takes actions as per the law.

3. Cooperate with Payment Department in inspecting compliance with regulations on payment intermediary services.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 52. Entry into force

1. This Circular comes into force from July 17 of 2024 except for Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Article.

2. Article 11, Article 12, Article 13, Article 14, Article 35, Clause 4 Article 47 hereof enter into force from August 15 of 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Point c Clause 6 Article 25, Clause 3 Article 28 hereof enter into force from January 1 of 2025.

5. Point c and Point dd Clause 1, Point b and Point d Clause 2 Article 25, and Point b and Point d Clause 3 Article 27 hereof come into force from July 1 of 2025.

6. Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11 of 2014 of the Governor of SBV amended by Article 2 of Circular No. 20/2016/TT-NHNN dated June 30 of 2016 of the Governor of SBV; Article 3 of Circular No. 30/2016/TT-NHNN dated October 14 of 2016 of the Governor of SBV; Circular No. 23/2019/TT-NHNN dated November 22 of 2019 of Governor of SBV expire from the effective date hereof; except for:

a) Article 9a and Clause 4 Article 11 amended by Circular No. 23/2019/TT-NHNN effective until August 14 of 2024 inclusive;

b) Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Point a and Point b Clause 7 Article 9 amended by Circular No. 23/2019/TT-NHNN effective until September 30 of 2024.

Article 53. Transition clauses

1. In respect of customers who have opened e-wallet before October 1 of 2024, e-wallet service providers must cooperate with the customers in updating documents, information, and data under e-wallet dossiers in order to adhere to Article 18 hereof before January 1 of 2026.

2. Payment intermediary service providers shall review and amend the following contracts or agreements between payment intermediary service providers and the parties signed before the effective date hereof:

a) Contracts or agreements signed with co-operative banks in order to stay in line with Article 8 hereof, before January 1 of 2026;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Contracts or agreements signed with partners for provision of products and services for customers in order to stay in line with Clause 7 Article 9 hereof, before January 1 of 2026.

Article 54. Organizing implementation

Chief of Office, Director of Payment Department, heads of entities affiliated to SBV, payment intermediary service providers, banks, FBBs are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Pham Tien Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 40/2024/TT-NHNN ngày 17/07/2024 hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.122

DMCA.com Protection Status
IP: 98.82.120.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!