Theo Thông tư 43/2024/TT-BTC, từ ngày 01/7 đến hết năm 2024, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng sẽ được giảm 50%.
>> Giảm 20% phí đăng ký giao dịch bảo đảm từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024
Theo STT 1a khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng được giảm bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm a Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng, cụ thể:
- Cấp lần đầu: 70 triệu đồng/giấy phép.
- Cấp đổi, bổ sung, gia hạn: 35 triệu đồng/giấy phép.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giảm 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng từ ngày 01/7 đến hết 31/12/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 2 Thông tư 150/2016/TT-BTC, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng phải nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư 150/2016/TT-BTC.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 150/2016/TT-BTC, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu, kê khai, nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư 150/2016/TT-BTC.
Căn cứ Điều 13 Luật Phí và lệ phí 2015, quy định chung về việc thu, nộp lệ phí như sau:
(i) Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
(ii) Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí - Luật Phí và lệ phí 2015 1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. 2. Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau: a) Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí; b) Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hàng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. 3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |