Theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể về việc đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
>> Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
>> Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán trong giao dịch chứng khoán phái sinh
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, quy định cụ thể về việc đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
(i) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
- Công ty chứng khoán không đáp ứng quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP trong vòng 06 tháng liên tiếp.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP trong vòng 06 tháng liên tiếp.
- Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
(ii) Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải thực hiện và áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh chỉ sau khi các tổ chức này đã khắc phục được toàn bộ hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Tại Điều 31 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, quyền của thành viên bù trừ được quy định như sau:
(i) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh; được xác định các mức ký quỹ tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
(ii) Trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ được quyền:
- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, thành viên bù trừ được thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.
- Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư đề mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.
(iii) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 158/2020/NĐ-CP; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên.
(iv) Thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP được nhận tài sản ký quỹ của nhà đầu tư do thành viên bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chuyển giao để quản lý