Theo Công điện 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024, đề xuất về việc xác thực danh tính đối với toàn bộ doanh nghiệp và cả cá nhân tham gia sàn TMĐT (thương mại điện tử).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 29/11/2024
>> Ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ 01/01/2025
Ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ điện Công điện 119/CĐ-TTg tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Cụ thể nội dung về xác thực danh tính đối với toàn bộ doanh nghiệp, cá nhân tham gia sàn TMĐT như sau:
Trong thời gian gần đây, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Tại Việt Nam, thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và đã trở thành một phương thức kinh doanh phổ biến, được cả doanh nghiệp và người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động và đối tượng tham gia trong thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng hơn trong việc giới thiệu và giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc giao dịch trực tuyến, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thuế. Để tiếp tục thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
(i) Thúc đẩy việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, đảm bảo rằng tất cả tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đều được xác thực danh tính khi cung cấp và trao đổi hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, nhằm ngăn chặn tình trạng thất thu thuế và các hành vi gian lận.
(ii) Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác bảo đảm an ninh mạng trong lĩnh vực thương mại điện tử; triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Đề xuất: Xác thực danh tính đối với toàn bộ doanh nghiệp, cá nhân tham gia sàn TMĐT
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Công điện 119/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ, trong đó nghiên cứu đề xuất: (i) Quy định người bán có thể ủy nhiệm cho sàn giao dịch thương mại điện tử lập hóa đơn điện tử giao cho người mua; (ii) Quy định trách nhiệm các Bộ, cơ quan liên quan trong việc phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các giải pháp hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử.
b) Trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử.
Trong đó, có thể thấy 02 nhiệm vụ chính mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện là:
(i) Quy định rằng người bán có quyền ủy quyền cho sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc lập hóa đơn điện tử và gửi cho người mua.
(ii) Quy định trách nhiệm của các Bộ và cơ quan liên quan trong việc phối hợp với Bộ Tài chính để triển khai các giải pháp về hóa đơn điện tử trong hoạt động thương mại điện tử.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết về việc đề xuất các seller có thể ủy nhiệm cho sàn giao dịch thương mại điện tử lập hóa đơn điện tử đối với người mua [TẠI ĐÂY].