Có phải từ năm 2025, sẽ có quy định mới về việc tăng lương hưu khi lạm phát hay không? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Thanh Trúc (An Giang).
>> Quy định về thu hồi giấy phép đặt VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
>> Quy định về gia hạn giấy phép đặt VPĐD của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (dự kiến bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025) đã dành một điều luật để quy định về việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ tác động đến số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần, lương hưu… Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân được quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh như sau:
Được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Chính phủ quy định việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi bãi bỏ mức lương cơ sở (khi thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước).
Được điều chỉnh như quy định tại Mục 2 của bài viết này.
File Word bảng so sánh điểm mới Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 |
Đề xuất mới về tăng tiền lương hưu khi lạm phát từ năm 2025
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp do lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động cho phù hợp với tình hình thực tế; như vậy, số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần, tiền lương hưu... sẽ được điều chỉnh tăng cho phù hợp với mức lạm phát của từng thời kỳ.
Điều 81. Tạm dừng, chấm dứt, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng – Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Xuất cảnh trái phép; b) Bị Toà án tuyên bố là mất tích; c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật. 2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; b) Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật. 3. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng. 4. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do. |