Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam từ 01/2025. Quy định chung về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
>> Mẫu phiếu giao hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
>> Hướng dẫn sử dụng tàu điện Bến Thành - Suối Tiên - Metro Số 1
Ngày 16/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 25/2024/TT-BNNPTNT quy định về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-BNNPTNT quy định gồm:
(i)Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 753 hoạt chất với 1834 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 725 hoạt chất với 1676 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 273 hoạt chất với 853 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 49 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 63 hoạt chất với 187 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 154 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
(ii) Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 27 tên thương phẩm.
(iii) Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
(iv) Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 10 tên thương phẩm.
(v) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
(vi) Thuốc xử lý hạt giống gồm:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
(vii) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam từ 01/2025
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam từ 01/2025
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-BNNPTNT về danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng bao gồm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
- Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất.
- Thuốc trừ chuột: 01 hoạt chất.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất.
Căn cứ theo Điều 48 Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật 2013 về các quy định chung trong quản lý thuốc bảo vệ thực vật như sau:
(i) Thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục.
(ii) Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
(iii) Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
(iv) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật 2013 thì chỉ được sử dụng đúng với mục đích đã ghi trong giấy phép.
Quy định về bảo quản thuốc thực vật tại Điều 69 Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật 2013 cụ thể như sau:
(i) Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ hướng dẫn về bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao gói; bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường.
(ii) Yêu cầu về kho bảo quản thuốc thực vật: bảo đảm khoảng cách an toàn, xa trường học, bệnh viện, khu dân cư tập trung; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản; có cảnh báo; có trang thiết bị, phương tiện xử lý sự cố phù hợp với đặc tính nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật; bảo đảm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường.
(iii) Đối với kho chuyên dùng bảo quản thuốc bảo vệ thực vật sinh học thì không bắt buộc tuân thủ các quy định về kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật tại khoản (ii) Mục này tuy nhiên phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
(iv) Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị rò rỉ, phát tán có nguy cơ gây tác hại đến con người, vật nuôi, môi trường, tổ chức, cá nhân bảo quản thuốc có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để được hỗ trợ khắc phục và giám sát, ngăn ngừa hậu quả xấu; tổ chức, cá nhân có thuốc bảo quản bị rò rỉ, phát tán phải chịu mọi chi phí để khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra.
(v) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định chi tiết điều kiện kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.