Dưới đây là mẫu phiếu giao hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay và quy định về việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và quy định về kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
>> Hướng dẫn sử dụng tàu điện Bến Thành - Suối Tiên - Metro Số 1
>> Giá 17 tuyến xe bus có trợ giá kết nối Metro số 1 tại TP Hồ Chí Minh
Hiện nay, không có quy định hay định nghĩa cụ thể về “phiếu giao hàng” trong các văn bản pháp luật.
Có thể hiểu phiếu giao hàng là một loại chứng từ được sử dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa, nhằm xác nhận việc giao nhận hàng hóa giữa bên bán và bên mua hoặc bên vận chuyển. Đây là tài liệu quan trọng để theo dõi, kiểm soát quá trình giao nhận hàng và thường được lập bởi bên cung cấp hàng hóa.
Phiếu giao hàng thường bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin của bên giao hàng và bên nhận hàng: Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có).
- Ngày lập phiếu: Thời điểm lập phiếu giao hàng.
- Số phiếu giao hàng: Số hiệu để quản lý và đối chiếu.
- Danh mục hàng hóa: Ghi rõ số lượng, tên hàng hóa, đơn vị tính, đơn giá, tổng giá trị của từng loại hàng hóa.
- Xác nhận giao nhận: Chữ ký, họ tên của bên giao và bên nhận hàng.
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu phiếu giao hàng dưới đây:
Mẫu phiếu giao hàng |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Lưu ý: Nội dung về phiếu giao hàng và mẫu phiếu giao hàng chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu phiếu giao hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 42 Luật Thương mại 2005, quy định về việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:
(i)Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
(ii) Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
(iii) Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.
(iv) Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản (iii) mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Căn cứ Điều 44 Luật Thương mại 2005, quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng như sau:
(i) Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
(ii) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản (i) phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến.
(iii) Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
(iv) Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
(v) Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.