Cổ đông sáng lập là cụm từ mà bất kỳ ai khi thành lập Công ty cổ phần đều phải quan tâm tới. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập được quy định ra sao? Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến Quý thành viên một số thông tin như sau:
>> Công ty cổ phần là gì? Điều lệ trong công ty cổ phần?
>> Danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư
Khái niệm thế nào là cổ đông sáng lập được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, họ là người góp cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của Công ty cổ phần.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:
"4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần."
Đồng thời theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 01 quy định:
Điều 57. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
1. Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi khỏa mãn 02 điều kiện:
Thứ nhất, cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông;
Thứ hai, được kê khai và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Điều 120 Luật Doanh nghiệp quy định về công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua.
Lưu ý: Trường hợp đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trong trường hợp này, Điều lệ Công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm công việc: Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập .
Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông.
Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo Điều 116 Luật Doanh nghiệp thì cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.Như vậy, cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác. Theo đó, cổ đông sáng lập nắm giữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như sau:
Thứ nhất, biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;
Thứ hai, các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tương tự như quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần. Ngoài các nghĩa vụ giống như cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:
Theo Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Đồng thời, theo Khoản 3, 4 Điều 120 Luật này quy định cổ đông sáng lập cũng bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Cụ thể là, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Sau thời hạn 3 năm, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.
Lưu ý:
Các hạn chế theo quy định trên không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
Quý thành viên có thể tham khảo tại công việc: Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập .
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: