PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 8)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 7)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 705) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 705 tiếp tục được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán số 705 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Dưới đây là ví dụ về những trường hợp việc đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần trong cùng một báo cáo kiểm toán không mâu thuẫn với ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến của kiểm toán viên:
+ Trong cùng một báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra (1) ý kiến chấp nhận toàn phần về báo cáo tài chính được lập theo một khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính; và (2) ý kiến kiểm toán trái ngược về chính báo cáo tài chính đó nhưng được lập theo một khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính khác (xem thêm hướng dẫn tại đoạn A32 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Trong cùng một báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên (1) từ chối đưa ra ý kiến về kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ; và (2) ý kiến chấp nhận toàn phần về tình hình tài chính (xem quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC). Trong trường hợp này, kiểm toán viên không từ chối đưa ra ý kiến về tổng thể báo cáo tài chính.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 9)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 16 - 17, 19, 21 Chuẩn mực kiểm toán số 705 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Sự nhất quán trong báo cáo kiểm toán giúp người sử dụng dễ hiểu hơn và giúp xác định được những tình huống bất thường phát sinh. Do đó, mặc dù có thể không đạt được sự thống nhất trong cách diễn đạt ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và trong việc trình bày cơ sở cho ý kiến kiểm toán đó thì sự nhất quán về cả hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán vẫn rất cần thiết.
- Kiểm toán viên có thể mô tả ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót trọng yếu trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, ví dụ, trường hợp hàng tồn kho bị phản ánh cao hơn giá trị thực, kiểm toán viên có thể định lượng các ảnh hưởng đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.
- Việc thuyết minh các thông tin bị bỏ sót trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ không thể thực hiện được nếu:
+ Ban Giám đốc đơn vị chưa lập các thuyết minh đó hoặc các thuyết minh đó chưa được cung cấp cho kiểm toán viên; hoặc
+ Theo xét đoán của kiểm toán viên, việc thuyết minh các thông tin này sẽ làm cho báo cáo kiểm toán quá dài và quá chi tiết.
- Ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến liên quan đến một vấn đề cụ thể nêu trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ là chưa đủ để có thể bỏ qua việc trình bày các vấn đề khác được phát hiện mà những vấn đề này có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Trong những trường hợp như vậy, việc công bố những vấn đề khác mà kiểm toán viên phát hiện được có thể hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 10)