PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 7)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 6)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 705) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 705 tiếp tục được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 06(b) Chuẩn mực kiểm toán số 705 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Việc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp (cũng được coi là giới hạn phạm vi kiểm toán) có thể phát sinh từ:
+ Các tình huống ngoài sự kiểm soát của đơn vị;
+ Các tình huống liên quan đến nội dung hoặc lịch trình thực hiện công việc kiểm toán; hoặc
+ Các giới hạn do Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đặt ra.
- Việc không thể thực hiện được một thủ tục kiểm toán cụ thể nào đó không tạo nên giới hạn phạm vi kiểm toán nếu như kiểm toán viên có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bằng cách thực hiện thủ tục thay thế. Nếu không thể thực hiện được thủ tục kiểm toán thay thế, kiểm toán viên phải áp dụng các quy định tại đoạn 07(b) và đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán số 705 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, khi thích hợp. Các giới hạn do Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đặt ra có thể có những ảnh hưởng khác đối với cuộc kiểm toán, ví dụ ảnh hưởng đến việc kiểm toán viên đánh giá về rủi ro do gian lận và việc xem xét có nên tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán nữa hay không.
- Ví dụ về các tình huống ngoài sự kiểm soát của đơn vị bao gồm:
+ Sổ kế toán, tài liệu kế toán của đơn vị đã bị phá hủy;
+ Sổ kế toán, tài liệu kế toán của một đơn vị thành viên quan trọng đã bị các cơ quan quản lý Nhà nước tịch thu vô thời hạn.
- Ví dụ về các tình huống liên quan đến nội dung hoặc lịch trình thực hiện công việc kiểm toán bao gồm:
+ Đơn vị phải áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với việc hạch toán khoản đầu tư vào công ty liên kết nhưng kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các thông tin tài chính của công ty liên kết để đánh giá xem phương pháp vốn chủ sở hữu có được áp dụng một cách thích hợp hay không;
+ Kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, do thời điểm được bổ nhiệm làm kiểm toán diễn ra sau ngày đơn vị thực hiện kiểm kê;
+ Kiểm toán viên xác định rằng chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản là không đầy đủ nhưng các kiểm soát của đơn vị lại không hữu hiệu.
- Ví dụ về các tình huống kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp do các giới hạn mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đặt ra, bao gồm:
+ Ban Giám đốc đơn vị không cho phép kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho;
+ Ban Giám đốc đơn vị không cho phép kiểm toán viên yêu cầu bên thứ ba xác nhận về số dư tài khoản cụ thể.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hậu quả của việc không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bởi những hạn chế do Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán áp đặt sau khi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán (hướng dẫn đoạn 13(b) - 14 Chuẩn mực kiểm toán số 705 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Khả năng kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán rút khỏi cuộc kiểm toán có thể phụ thuộc vào các giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán tại thời điểm mà Ban Giám đốc đơn vị áp đặt giới hạn phạm vi kiểm toán. Nếu kiểm toán viên đã hoàn thành cuộc kiểm toán về cơ bản, trước khi rút khỏi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên có thể quyết định hoàn thành cuộc kiểm toán tới mức độ có thể, từ chối đưa ra ý kiến và giải thích về giới hạn phạm vi kiểm toán trong đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”.
- Trong một số trường hợp nhất định, việc rút khỏi cuộc kiểm toán là không thể thực hiện được nếu pháp luật và các quy định yêu cầu kiểm toán viên phải tiếp tục hợp đồng kiểm toán. Đây có thể là trường hợp mà kiểm toán viên được chỉ định kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực công. Theo pháp luật và các quy định, kiểm toán viên có thể được chỉ định kiểm toán báo cáo tài chính cho một giai đoạn nhất định hoặc được bổ nhiệm kiểm toán trong một thời gian nhất định và không được phép rút khỏi cuộc kiểm toán trước khi hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính đã được chỉ định hoặc trước khi kết thúc thời gian bổ nhiệm. Theo hướng dẫn tại đoạn A5 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), trong trường hợp như vậy, kiểm toán viên có thể thấy cần thiết phải trình bày đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán.
- Khi kiểm toán viên kết luận rằng việc rút khỏi cuộc kiểm toán là cần thiết do giới hạn phạm vi kiểm toán, pháp luật hoặc các quy định nghề nghiệp có thể yêu cầu kiểm toán viên phải trao đổi các vấn đề liên quan đến việc rút khỏi cuộc kiểm toán với các cơ quan chức năng hoặc chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 9)