PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 18)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 17)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 550 tiếp tục được quy định như sau:
Đối với các giao dịch quan trọng với các bên liên quan đã được xác định ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị, kiểm toán viên phải:
- Kiểm tra các hợp đồng hoặc thỏa thuận chính, nếu có, và đánh giá liệu:
+ Bản chất kinh tế của các giao dịch cho thấy các giao dịch này có được dàn xếp cho mục đích gian lận khi lập báo cáo tài chính hoặc che dấu hành vi biển thủ tài sản hay không (theo quy định tại đoạn 32(c) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 và xem hướng dẫn tại đoạn A38 - A39 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Các điều khoản của các giao dịch có nhất quán với giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán hay không;
+ Các giao dịch có được hạch toán và thuyết minh phù hợp theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán cho thấy các giao dịch đã được cho phép và phê duyệt phù hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A40 - A41 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 6) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã xác nhận trong báo cáo tài chính rằng một giao dịch với bên liên quan được thực hiện theo các điều khoản tương đương với điều khoản áp dụng trong một giao dịch ngang giá, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự xác nhận này (xem hướng dẫn tại đoạn A42 - A45 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính theo quy định tại đoạn 10 - 15 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên phải đánh giá liệu (xem hướng dẫn tại đoạn A46 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan đã được xác định có được hạch toán và thuyết minh phù hợp theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A47 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
- Ảnh hưởng của các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan có:
+ Làm cho báo cáo tài chính không được phản ánh trung thực và hợp lý (theo khuôn khổ về trình bày hợp lý); hoặc
+ Làm cho báo cáo tài chính bị sai lệch (theo khuôn khổ về tuân thủ).
Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có quy định về các bên liên quan, kiểm toán viên phải thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp), trong đó khẳng định (xem hướng dẫn tại đoạn A48 - A49 Chuẩn mực kiểm toán số 550 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thông báo cho kiểm toán viên biết về việc xác định các bên liên quan của đơn vị và tất cả các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan mà họ biết;
- Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã hạch toán và thuyết minh các mối quan hệ và giao dịch này phù hợp theo quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 7)