PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 17)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 16)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 550 tiếp tục được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 25 Chuẩn mực kiểm toán số 550 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Đoạn 11(a) và A16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định kiểm toán viên phải xem xét quy mô và bản chất của một sai sót và các trường hợp cụ thể mà sai sót xảy ra, khi đánh giá xem sai sót có trọng yếu hay không.
- Tầm quan trọng của một giao dịch đối với người sử dụng báo cáo tài chính có thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị của giao dịch mà còn dựa vào các yếu tố có liên quan cụ thể khác, như bản chất của mối quan hệ với bên liên quan.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 550: Các bên liên quan (Phần 18) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 25(a) Chuẩn mực kiểm toán số 550 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Khi khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính áp dụng có quy định phải thuyết minh về các bên liên quan, việc đánh giá các thuyết minh về bên liên quan có nghĩa là xem xét các trường hợp, tình huống thực tế của các quan hệ và giao dịch với các bên liên quan của đơn vị được kiểm toán có được tóm tắt và trình bày một cách phù hợp để dễ hiểu đối với người sử dụng hay không. Thuyết minh về các giao dịch với các bên liên quan có thể không dễ hiểu nếu:
- Tính hợp lý về mặt kinh tế và những ảnh hưởng của các giao dịch đối với báo cáo tài chính là không rõ ràng hoặc bị trình bày sai lệch; hoặc
- Các điều khoản, điều kiện, hoặc các yếu tố quan trọng khác của các giao dịch mà người sử dụng cần biết lại không được thuyết minh phù hợp.
Hướng dẫn đoạn 26 Chuẩn mực kiểm toán số 550 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Các trường hợp kiểm toán viên có thể cần thu thập giải trình bằng văn bản của Ban quản trị, bao gồm:
+ Khi Ban quản trị đã phê duyệt các giao dịch với các bên liên quan cụ thể mà các giao dịch đó (a) ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoặc (b) có sự tham gia của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
+ Khi Ban quản trị đã giải trình bằng lời cho kiểm toán viên về chi tiết các giao dịch với các bên liên quan;
+ Khi Ban quản trị có các lợi ích tài chính hoặc các lợi ích khác trong các bên liên quan hoặc trong các giao dịch với các bên liên quan.
- Kiểm toán viên cũng có thể quyết định cần thu thập giải trình bằng văn bản đối với những khẳng định cụ thể của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, ví dụ giải trình về việc các giao dịch cụ thể với bên liên quan không bao gồm các “thỏa thuận phụ” không được thông báo.
Hướng dẫn đoạn 27 Chuẩn mực kiểm toán số 550 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Việc trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về những vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán (đoạn A8 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC hướng dẫn thêm về nội dung các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán) liên quan đến các bên liên quan của đơn vị giúp kiểm toán viên có cùng cách hiểu với Ban quản trị về bản chất các vấn đề này và hướng giải quyết. Ví dụ về các vấn đề quan trọng về bên liên quan mà kiểm toán viên có thể trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, bao gồm:
- Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo (cho dù cố ý hay vô ý) cho kiểm toán viên về các bên liên quan hoặc các giao dịch quan trọng với bên liên quan. Điều này có thể cảnh báo cho Ban quản trị về các mối quan hệ và giao dịch quan trọng với các bên liên quan mà Ban quản trị có thể không biết trước đó;
- Việc xác định các giao dịch quan trọng với các bên liên quan chưa được cho phép và phê duyệt hợp lý có thể dẫn đến hành vi gian lận đáng ngờ;
- Kiểm toán viên bất đồng với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc hạch toán và thuyết minh các giao dịch quan trọng với các bên liên quan theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;
- Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan ngăn cấm hoặc hạn chế một số loại giao dịch cụ thể với các bên liên quan;
- Các khó khăn trong việc xác định bên nắm quyền kiểm soát cao nhất đối với đơn vị được kiểm toán.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.