PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 3)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 2)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 510) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 510. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 510 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Số dư đầu kỳ (hướng dẫn đoạn 06(c) của Chuẩn mực kiểm toán số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ phụ thuộc vào các vấn đề sau:
- Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng.
- Nội dung của số dư các tài khoản, các nhóm giao dịch và các thuyết minh cũng như rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại.
- Tầm quan trọng của số dư đầu kỳ đối với báo cáo tài chính kỳ hiện tại.
- Liệu báo cáo tài chính kỳ trước có được kiểm toán hay không và nếu có, liệu ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm có là dạng ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần hay không.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nếu báo cáo tài chính kỳ trước được kiểm toán bởi kiểm toán viên tiền nhiệm thì kiểm toán viên hiện tại có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ bằng cách soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm.
Việc soát xét đó có cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán viên tiền nhiệm.
Chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp có liên quan quy định và hướng dẫn về việc trao đổi giữa kiểm toán viên hiện tại với kiểm toán viên tiền nhiệm.
Đối với tài sản và nợ phải trả ngắn hạn, kiểm toán viên có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán về số dư đầu kỳ khi thực hiện các thủ tục kiểm toán của kỳ hiện tại.
Ví dụ, việc kiểm tra các khoản thu, chi trong kỳ hiện tại liên quan tới các số dư phải thu, phải trả đầu kỳ sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính đầy đủ và đánh giá của các khoản mục đó vào thời điểm đầu kỳ.
Tuy nhiên, đối với hàng tồn kho, các thủ tục kiểm toán của kỳ hiện tại đối với số dư hàng tồn kho cuối kỳ cung cấp rất ít bằng chứng kiểm toán về hàng tồn kho vào thời điểm đầu kỳ. Do đó, kiểm toán viên có thể cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, ví dụ:
- Chứng kiến việc kiểm kê thực tế hàng tồn kho trong kỳ hiện tại và đối chiếu với số lượng hàng tồn kho đầu kỳ.
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với việc đánh giá hàng tồn kho đầu kỳ.
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với lợi nhuận gộp và tính đúng kỳ.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 5).