PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 3)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 510) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 510. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 510 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Số dư đầu kỳ (hướng dẫn đoạn 06(c) của Chuẩn mực kiểm toán số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Đối với tài sản và nợ phải trả dài hạn như tài sản cố định, các khoản đầu tư và nợ dài hạn, kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách kiểm tra sổ, chứng từ kế toán và các thông tin khác chứng minh cho số dư đầu kỳ.
Trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ bằng cách xác nhận với bên thứ ba, ví dụ đối với các khoản đầu tư và nợ dài hạn. Trong trường hợp khác, kiểm toán viên có thể cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 5)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Số dư đầu kỳ (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn những trường hợp có thể dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, loại ý kiến thích hợp cho từng hoàn cảnh và nội dung báo cáo kiểm toán khi ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Việc kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ có thể dẫn đến việc kiểm toán viên phải đưa ra một trong các loại ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần như sau:
- Ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến, nếu cần thiết; hoặc
- Ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến, nếu cần thiết về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ (nếu phù hợp), và ý kiến chấp nhận toàn phần về tình hình tài chính.
Phụ lục của Chuẩn mực kiểm toán số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC cung cấp ví dụ minh họa về báo cáo kiểm toán (Xem chi tiết ví dụ minh họa tại: Phần 6, Phần 7 của bài viết).
Ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (hướng dẫn đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 510 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Trong một số trường hợp, vấn đề dẫn đến ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có thể không còn tồn tại và không ảnh hưởng trọng yếu đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính kỳ hiện tại.
Ví dụ, khi phạm vi kiểm toán trong kỳ trước bị giới hạn nhưng vấn đề làm phát sinh giới hạn này đã được giải quyết trong kỳ hiện tại.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ (Phần 6).