PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 2)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 300) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 300. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 300 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán (hướng dẫn đoạn 02 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
(i) Nội dung và phạm vi công việc lập kế hoạch kiểm toán có thể khác nhau tùy theo quy mô và sự phức tạp của đơn vị được kiểm toán cũng như kinh nghiệm trước đây của các thành viên trong nhóm kiểm toán đối với đơn vị đó, và những thay đổi phát sinh trong cuộc kiểm toán.
(ii) Lập kế hoạch không phải là một giai đoạn tách rời của cuộc kiểm toán, mà là một quá trình được lặp đi, lặp lại và bắt đầu ngay sau khi hoặc cùng lúc kết thúc cuộc kiểm toán trước và tiếp tục cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán hiện tại.
Tuy nhiên, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm cả việc xem xét lịch trình của một số hoạt động và các thủ tục kiểm toán cần phải hoàn thành trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Ví dụ, trước khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, kiểm toán viên cần phải xem xét các vấn đề sau:
- Các thủ tục phân tích được áp dụng để đánh giá rủi ro.
- Tìm hiểu khuôn khổ pháp luật và các quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện cũng như mức độ tuân thủ của đơn vị.
- Xác định mức trọng yếu.
- Sự tham gia của các chuyên gia.
- Thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro khác.
(iii) Kiểm toán viên có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán (ví dụ, kết hợp một số thủ tục trong kế hoạch kiểm toán với công việc của đơn vị được kiểm toán).
Mặc dù có thảo luận với đơn vị được kiểm toán nhưng kiểm toán viên vẫn chịu trách nhiệm về chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán. Khi thảo luận các vấn đề trong chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thận trọng để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Ví dụ, việc thảo luận nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm toán chi tiết với Ban Giám đốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán do các thủ tục kiểm toán rất dễ dự đoán trước.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Vai trò của các thành viên chính trong cuộc kiểm toán (hướng dẫn đoạn 05 của Chuẩn mực kiểm toán số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Sự tham gia của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính của nhóm kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu suất của quá trình lập kế hoạch kiểm toán (xem đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn việc thảo luận của nhóm kiểm toán về khả năng báo cáo tài chính dễ có sai sót trọng yếu và đoạn 15 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn các việc cần nhấn mạnh khi thảo luận về khả năng báo cáo tài chính được kiểm toán dễ có sai sót trọng yếu do gian lận).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 4).