Hiện nay, pháp luật quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán như thế nào? – Minh Thuận (Lâm Đồng).
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 14)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 13)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (sau đây viết tắt là chuẩn mực kiểm toán số 230) được quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Chuẩn mực kiểm toán số 230 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) về việc lập tài liệu, hồ sơ kiểm toán cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
Phụ lục của Chuẩn mực kiểm toán số 230 cung cấp danh sách các chuẩn mực kiểm toán khác có các quy định và hướng dẫn cụ thể về tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Các quy định và hướng dẫn cụ thể trong các chuẩn mực kiểm toán khác không giới hạn phạm vi áp dụng của Chuẩn mực kiểm toán số 230. Pháp luật và các quy định có thể có các yêu cầu khác về tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Tài liệu, hồ sơ kiểm toán đáp ứng được các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC và các quy định và hướng dẫn về tài liệu, hồ sơ kiểm toán trong các chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan là tài liệu có thể cung cấp:
- Bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên về việc đạt được mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
- Bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan.
(ii) Tài liệu, hồ sơ kiểm toán còn phục vụ một số mục đích khác, trong đó có các mục đích dưới đây:
- Trợ giúp cho nhóm kiểm toán trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
- Trợ giúp cho các thành viên chịu trách nhiệm giám sát trong nhóm kiểm toán để chỉ đạo, giám sát công việc kiểm toán và thực hiện soát xét theo quy định tại đoạn 15 - 17 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
- Trợ giúp cho nhóm kiểm toán có thể giải trình về công việc của họ.
- Lưu trữ bằng chứng về các vấn đề quan trọng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai.
- Phục vụ công việc soát xét kiểm soát chất lượng và kiểm tra theo quy định tại đoạn 32 - 33, 35 - 38 và 48 của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
- Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan.
(ii) Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này trong quá trình lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết nhất định về Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình lập, sử dụng và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán là để :
- Ghi chép đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán.
- Làm bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan.
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tài liệu kiểm toán: Là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã thu thập và kết luận của kiểm toán viên.
- Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Kiểm toán viên có kinh nghiệm: Là người trong hoặc ngoài doanh nghiệp kiểm toán, có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kiểm toán và có sự hiểu biết phù hợp về:
+ Các quy trình kiểm toán.
+ Các chuẩn mực kiểm toán, yêu cầu của pháp luật và các quy định liên quan.
+ Môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
+ Các vấn đề về kiểm toán, lập và trình bày báo cáo tài chính đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 2).