PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 12)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 11)
Tại phần 12 của bài viết đã trình bày 02 nội dung về thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 240) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), nội dung chuẩn mực kiểm toán số 240 tiếp tục được trình bày như sau:
Hướng dẫn đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán 240 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Đoạn 23 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610 (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) quy định và hướng dẫn về kiểm toán các đơn vị có bộ phận kiểm toán nội bộ. Để thực hiện các quy định và hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán này về gian lận, kiểm toán viên có thể phỏng vấn về hoạt động của kiểm toán nội bộ, ví dụ:
- Các thủ tục mà kiểm toán viên nội bộ đã thực hiện trong năm nhằm phát hiện gian lận.
- Ban Giám đốc có các biện pháp xử lý thích hợp đối với các phát hiện từ các thủ tục trên hay không.
Chuẩn mực kiểm toán số 240 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 13)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 20 Chuẩn mực kiểm toán 240 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Ban quản trị của một đơn vị có trách nhiệm giám sát các hệ thống của đơn vị để quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và tuân thủ pháp luật. Do trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc có thể khác nhau giữa các đơn vị, kiểm toán viên phải hiểu được trách nhiệm liên quan của từng bên để hiểu về hoạt động giám sát của các cá nhân (đoạn A1 - A8 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) hướng dẫn đối tượng mà kiểm toán viên phải trao đổi khi cơ cấu quản trị của đơn vị không được xác định rõ ràng).
- Việc tìm hiểu về công tác giám sát của Ban quản trị có thể cung cấp cho kiểm toán viên những hiểu biết sâu sắc về mức độ nhạy cảm của đơn vị đối với gian lận ở cấp quản lý, sự đầy đủ và thích hợp của kiểm soát nội bộ đối với rủi ro có gian lận, năng lực và tính chính trực của Ban Giám đốc. Kiểm toán viên có thể tìm hiểu vấn đề này dưới nhiều hình thức, như tham dự các cuộc họp hoặc xem xét biên bản của cuộc họp có liên quan và phỏng vấn Ban quản trị.
- Trong một số trường hợp, toàn bộ thành viên Ban quản trị đều tham gia vào Ban Giám đốc, ví dụ, một đơn vị có quy mô nhỏ chỉ có một chủ sở hữu vừa làm công việc quản lý vừa làm công việc giám sát. Trường hợp này, kiểm toán viên thường không cần tìm hiểu về hoạt động giám sát của Ban quản trị vì hoạt động giám sát không tách biệt với hoạt động quản lý.
Hướng dẫn đoạn 23 Chuẩn mực kiểm toán 240 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Ngoài các thông tin thu thập được từ việc áp dụng các thủ tục phân tích, các thông tin khác thu thập được về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị có thể hữu ích trong việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Việc thảo luận giữa các thành viên nhóm kiểm toán có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho việc xác định các rủi ro này. Ngoài ra, các thông tin thu thập được từ quy trình chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng của doanh nghiệp kiểm toán và những kinh nghiệm thu thập được từ các dịch vụ khác đối với đơn vị có thể có liên quan đến việc xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận, ví dụ dịch vụ soát xét báo cáo tài chính giữa kỳ.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 14).