Có phải Chính phủ mới yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay hay không? Cụ thể vấn đề này là như thế nào? – Hữu Thắng (Sóc Trăng).
>> Lưu ý về lập sổ đăng ký cổ đông/thành viên 2024
>> Tỉ giá Đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh hôm nay (ngày 14/11/2023)
Ngày 07/11/2023, Chính phủ thông qua Nghị quyết 185/NQ-CP, trong đó có ban hành kèm theo phụ lục các nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 11/2023 và thời gian tới. Đối với nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ giao một số nhiệm vụ sau đây:
Tại điểm a Mục 4 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến lãi suất như sau:
- Điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác;
- Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;
- Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới.
Như vậy, trong thời gian tới trong hoạt động ngân hàng sẽ có xu hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay so với hiện nay nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra thuận lợi.
File word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Chính phủ yêu cầu tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Ngoài nhiệm vụ liên quan đến lãi suất cho vay, tại Nghị quyết 185/NQ-CP năm 2023, Chính phủ còn giao cho Ngân hàng Nhà nước một số nhiệm vụ sau:
- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng cắt giảm các loại phí không cần thiết, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh;
- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
- Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
- Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy nhanh giải ngân gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
- Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Quyết liệt tổ chức thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, các ngân hàng yếu kém theo Kết luận của Bộ Chính trị. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Căn cứ Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng, chống rửa tiền 2022), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vị trí và chức năng sau đây:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.