Bài viết dưới đây sẽ cập nhật các quy định mới nhất về lương cơ bản 2025 và việc đề xuất mức lương cơ bản mới, cùng với việc áp dụng 5 bảng lương mới cho khu vực công.
>> Lập danh sách thưởng cho phụ nữ sinh đủ 2 con dưới 35 tuổi tại TP Hồ Chí Minh
>> Cán bộ công chức cấp xã không sáp nhập vẫn được hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về "lương cơ bản". Các thuật ngữ về lương thường sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật là “lương cơ sở” và “lương tối thiểu vùng”.
Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào nhưng là thuật ngữ rất quen thuộc sử dụng trong lĩnh vực lao động - tiền lương chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Theo đó có thể hiểu lương cơ bản là mức lương cố định mà người lao động nhận được theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, hay các chế độ phúc lợi bổ sung khác.
Nói cách đơn giản, lương cơ bản là phần lương "cứng" mà người lao động được trả dựa trên công việc họ đảm nhận, thường được dùng làm cơ sở để tính toán các khoản khác như bảo hiểm xã hội, giờ làm thêm, hoặc các phúc lợi liên quan.
![]() |
Bảng tính các khoản hưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo lương cơ sở mới nhất |
Các quy định mới nhất về lương cơ bản 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Dưa theo định nghĩa lương cơ bản quy định tại Mục 1.1, cách xác định lương cơ bản cu thể như sau:
- Đối với cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
>> Mức lương cơ sở 2025 là 2.340.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP áp dụng ừ ngày 01/7/2024 đến nay
- Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước: Mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
>> Mức lương tối thiểu vùng 2025 là: 4,96 triệu đồng (vùng I); 4,41 triệu đồng (vùng II); 3,86 triệu đồng (vùng III) và 3,45 triệu đồng (vùng IV) theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/7/2024 đến nay.
Hiện nay chưa có bất kỳ quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 01/7/2025.
Việc điều chỉnh lương trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội. Người lao động cần theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức để tránh nhầm lẫn với tin đồn không chính xác.
>> Xem chi tiết tại bài viết: Chưa có quy định về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 01/7/2025
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 và Kết luận 83-KL/TW năm 2024, sau khi cải cách tiền lương, sẽ bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng và thay thế bằng mức lương cơ bản. Mức lương cơ bản này sẽ được xác định bằng một con số cụ thể trong các bảng lương mới, thay vì dựa trên lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay.
Dự kiến sau năm 2026, Chính phủ có thể đề xuất mức lương cơ bản mới, cùng với việc áp dụng 5 bảng lương mới cho khu vực công.
05 bảng lương mới bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
(Theo Mục 3.1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018)
>> Xem chi tiết tại: Mức lương mới trước và sau khi cải cách tiền lương, bỏ lương cơ sở
Mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025. Mức tham chiếu do Chính phủ quyết định và sẽ thay thế cho mức lương cơ sở.
>> Xem chi tiết tại bài viết: Mức tham chiếu trước và sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng