Các công việc pháp lý về thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện như thế nào? Ngọc Diệu (TP.Hồ Chí Minh).
>> Quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định RCEP áp dụng từ năm 2023 theo Thông tư 32/2022/TT-BCT
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới tại các công việc pháp lý về thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cụ thể như sau:
>> Những điều cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...)
>> Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Công bố nội dung đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Treo biển hiệu công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Hiệu đính thông tin đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
>> Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
>> Mua hóa đơn lần đầu do cơ quan thuế đặt in
Các công việc pháp lý về thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Các công việc pháp lý về thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
>> Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập
>> Thành lập công đoàn tại công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương
>> Xây dựng bảng phụ cấp lương
>> Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
>> Xây dựng và thông báo định mức lao động
>> Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn
>> Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
>> Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
>> Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa
>> Tài sản góp vốn là tàu biển
>> Chứng từ đối với tài sản góp vốn
>> Cấp giấy chứng nhận góp vốn
Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này. Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. 2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. 3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau: a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. 4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. 5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. 6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Vốn điều lệ của công ty; c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên; đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. 7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. |