Theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP, phương thức phát hành trái phiếu có sự thay đổi gì không? Tổ chức nào có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư trái phiếu? – Khánh Hân (Nghệ An).
>> Văn phòng đại diện có được thực hiện chức năng kinh doanh được không?
>> Công đoàn cơ sở có bắt buộc phải có ban thường vụ không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Phương thức phát hành trái phiếu được quy định tại Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, tuy nhiên quy định này đã được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/9/2022, cụ thể: Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
- Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
- Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
- Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
- Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.
Đồng thời, phương thức phát hành do doanh nghiệp phát hành quyết định và công bố cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
Như vậy, về phương thức phát hành trái phiếu theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP không có sự thay đổi so với quy định cũ tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Mẫu bản xác nhận của nhà đầu tư trước khi mua trái phiếu |
Trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư trái phiếu (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định tổ chức có trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư bao gồm:
- Đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
- Đối với nhà đầu tư chiến lược: doanh nghiệp phát hành (khi chào bán trái phiếu) và công ty chứng khoán (nơi nhà đầu tư mua trên thị trường thứ cấp) có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chiến lược căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp phát hành về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định của pháp luật chứng khoán.
- Tổ chức xác định tư cách nhà đầu tư có trách nhiệm ký xác nhận vào văn bản xác nhận của nhà đầu tư trước khi mua trái phiếu (theo mẫu) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định tư cách nhà đầu tư.
Ngoài ra, quy định này cũng làm rõ hơn các tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán;
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.
Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.
Bên cạnh đó, trách nhiệm chính của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành khi phân phối trái phiếu hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng bán trực tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư cũng được quy định cụ thể như sau:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt, đảm bảo không có nội dung để nhà đầu tư nhầm lẫn giữa việc mua trái phiếu doanh nghiệp và gửi tiền tại tổ chức tín dụng; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho nhà đầu tư về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành khi phân phối trái phiếu; không cung cấp thông tin sai sự thật, không cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm về trái phiếu cho nhà đầu tư;
- Chỉ phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư đã được doanh nghiệp phát hành hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sau khi đảm bảo nhà đầu tư đã được tiếp cận, hiểu rõ đầy đủ thông tin và ký văn bản xác nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định này; không được chào mời, hỗ trợ nhà đầu tư không thuộc đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ;
- Trường hợp cam kết với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng với nhà đầu tư (trong đó nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu) và phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện các cam kết này.
- Trường hợp thực hiện bảo lãnh phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán thì phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư về phạm vi bảo lãnh phát hành, đảm bảo không có nội dung để nhà đầu tư nhầm lẫn giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán trái phiếu.
- Xác nhận tiền thu được từ chào bán trái phiếu đã được chuyển vào tài khoản nhận tiền mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành và gửi cho doanh nghiệp phát hành để lưu tại hồ sơ chào bán trái phiếu và công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu theo quy định.
>> Xem thêm bài viết:
>> Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp có gì mới?
>> Nhà đầu tư mua trái phiếu được hưởng những quyền lợi gì?
>> Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp có gì mới?
>> Quy định về nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp gì mới từ 2022?
>> Điểm mới về điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp thành nhiều đợt