Hiện nay, việc viết tắt loại văn bản hành chính và bản sao văn bản được quy định như thế nào? – Ngọc Lê (Khánh Hòa).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19/03/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 18/03/2023
Theo Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Cách tìm nơi thực tập, làm việc cho sinh viên |
Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản |
Bảng viết tắt tên loại văn bản hành chính và bản sao văn bản 2023 (Ảnh minh họa)
- Nghị quyết (cá biệt), viết tắt là: NQ
- Quyết định (cá biệt), viết tắt là: QĐ
- Chỉ thị, viết tắt là: CT
- Quy chế, viết tắt là: QC
- Quy định, viết tắt là: QyĐ
- Thông cáo, viết tắt là: TC
- Thông báo, viết tắt là: TB
- Hướng dẫn, viết tắt là: HD
- Chương trình, viết tắt là: CTr
- Kế hoạch, viết tắt là: KH
- Phương án, viết tắt là: PA
- Đề án, viết tắt là: ĐA
- Dự án, viết tắt là: DA
- Báo cáo, viết tắt là: BC
- Biên bản, viết tắt là: BB
- Tờ trình, viết tắt là: TTr
- Hợp đồng, viết tắt là: HĐ
- Công điện, viết tắt là: CĐ
- Bản ghi nhớ, viết tắt là: BGN
- Bản thỏa thuận, viết tắt là: BTT
- Giấy ủy quyền, viết tắt là: GUQ
- Giấy mời, viết tắt là: GM
- Giấy giới thiệu, viết tắt là: GGT
- Giấy nghỉ phép, viết tắt là: GNP
- Phiếu gửi, viết tắt là: PG
- Phiếu chuyển, viết tắt là: PC
- Phiếu báo, viết tắt là: PB
- Bản sao y, viết tắt là: SY
- Bản trích sao, viết tắt là: TrS
- Bản sao lục, viết tắt là: SL
Ngoài bảng chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính và bản sao văn bản nêu trên, Phụ lục III còn đề cập đến mẫu trình bày văn bản hành chính, phụ lục và bản sao văn bản.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Nghị định 30/2020/NĐ-CP Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư. Điều 2. Đối tượng áp dụng - Nghị định 30/2020/NĐ-CP 1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp. Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử - Nghị định 30/2020/NĐ-CP 1. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. 2. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư - Nghị định 30/2020/NĐ-CP 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư. 2. Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Văn thư cơ quan có nhiệm vụ a) Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi. b) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến. c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản. d) Quản lý Sổ đăng ký văn bản. đ) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định. |