Trong năm 2023, sinh viên luật, cử nhân luật muốn tìm nơi thực tập, làm việc thì tìm ở đâu? Các công ty muốn tuyển dụng thì đăng tin tuyển dụng ở đâu? – Ngọc Hà (Bình Phước).
>> Những nơi làm việc mà người lao động không được đình công năm 2023?
>> Đình công là gì? Năm 2023, người lao động được đình công khi nào?
Hiện nay, để tìm nơi thực tập, làm việc có nhiều nguồn (như thông qua mạng xã hội, các trang tuyển dụng…). Tuy nhiên, đối với sinh viên, cử nhân muốn tìm nơi thực tập, làm việc chuyên ngành về Luật thì NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT là một địa chỉ uy tín để tìm nơi thực tập, làm việc, có nhiều nhà tuyển dụng uy tín.
Tại đây, các bạn có thể biết được mức lương nếu được công ty nhận vào làm; cũng như biết được công ty có phụ cấp cho sinh viên thực tập hay không, nếu có phụ cấp thì sẽ là bao nhiêu.
Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ ngày 01/7/2023 |
Ảnh chụp website www.nhanlucnganhluat.vn
Thông qua NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT, các công ty muốn tuyển dụng người lao động nói chung, sinh viên và cử nhân luật nói riêng để thực tập, làm việc có thể đăng tin tuyển dụng trên website này.
Các bạn tải về Mẫu đơn xin thực tập năm 2023 dành cho Sinh viên Luật và tìm hiểu mức phụ cấp, trợ cấp, tiền lương cho Sinh viên thực tập năm 2023 TẠI ĐÂY.
Các bạn tải về Mẫu đơn xin việc năm 2023 dành cho người lao động và những lưu ý khi xin việc năm 2023 TẠI ĐÂY.
Các bạn tải về Mẫu sơ yếu lý lịch để người lao động xin việc năm 2023 và xem chi tiết phần hướng dẫn cách sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch này TẠI ĐÂY.
Điều 4. Nguyên tắc về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. 2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập. 3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm. 2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. 3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số. Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. 2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. 3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. 6. Hợp tác quốc tế về việc làm. Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm – Luật Việc làm 2013 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. 3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương. |