Hiện nay, không ít DN vẫn đào tạo cho người học nghề để làm việc cho NSDLĐ. Tuy nhiên trong quá trình đào tạo, có không ít lần người học nghề sẽ gây ra thiệt hại, vấn đề phát sinh không mong muốn. Trong trường hợp đó, ai sẽ là người bồi thường thiệt hại?
>> Các trường hợp không cần cấp giấy phép lao động và thủ tục liên quan
>> Điều kiện để người ngừng việc do Covid-19 được Chính Phủ hỗ trợ
Nguồn: Internet
1. Người học nghề, tập nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 61 Bộ Luật lao động 2019 quy định đối với việc học nghề, tập nghề như sau:
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Hết thời hạn hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 62 Bộ Luật lao động 2019 quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng, bao gồm:
Trong quá trình giao kết HĐ đào tạo nghề, hai bên phải thỏa thuận chi tiết đối với trách nhiệm của các bên khi xảy ra phát sinh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 600 Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi người học nghề gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao thì DN sẽ phải bồi thường theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời và yêu cầu người làm công, học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả một khoản tiền theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật lao động 2019 hoặc theo thỏa thuận của hai bên như trong HĐLĐ.
Lưu ý: Pháp luật chỉ quy định việc DN bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Vậy trong trường hợp, người học nghề thực hiện công việc không được giao mà gây ra thiệt hại thì người học nghề phải tự chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại đó.
Căn cứ pháp lý: