Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “thuế TNDN”) là loại thuế trực thu, gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều Dn vẫn còn nhiều thắc mắc về loại thuế này; cho nên, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tổng hợp 05 điều không thể bỏ qua khi tính thuế TNDN nhằm giúp giải đáp phần nào những vướng mắc thường gặp này.
>> Một số lưu ý về chi phí hàng biếu, tặng trong doanh nghiệp
>> Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN cho lao động nghỉ thai sản
Hiện nay, doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN hàng tháng, hàng quý nữa mà chỉ cần tự xác định số thuế TNDN phát sinh trong quý và tạm nộp cho Kho bạc Nhà nước ở địa phương hoặc thông qua các Ngân hàng thương mại có cung cấp dịch vụ thu ngân sách nhà nước (thu thuế). Thời hạn tạm nộp chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Quý thành viên vui lòng tham khảo thêm về cách xác định và cơ chế quản lý tạm nộp thuế TNDN tại công việc: Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm liền trước đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp, cụ thể:
- Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn nộp hồ sơ chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch. Cụ thể là ngày 31/03/2022.
- Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
Vui lòng xem chi tiết tại:
- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm;
- Toàn bộ biểu mẫu về quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát sinh nghĩa vụ khai thuế hoặc quyết toán thuế trong một số trường hợp sau đây:
- Khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
- Khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn;
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN nếu phát hiện hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013) và các quy định hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN đối với 12 khoản thu nhập được liệt kê chi tiết tại:
- Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
- 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN.
Số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN |
= |
(Thu nhập tính thuế |
- |
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) |
x |
Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
Thu nhập |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
(Thu nhập được |
+ |
Các khoản lỗ được |
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác; được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
+ |
Các khoản thu nhập khác |
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Chi phí được trừ được xác định theo mục 4 của bài viết này.
+ Các khoản thu nhập khác gồm 23 khoản thu nhập tuy không thường phát sinh tại doanh nghiệp nhưng khi phát sinh sẽ được tính là thu nhập chịu thuế như thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; ...
- Thu nhập được miễn thuế là các khoản thu nhập đã nêu ở mục 2 trong bài viết này.
- Các khoản lỗ được kết chuyển: cách chuyển lỗ (giữa các năm, giữa các quý và trong một số trường hợp khác) được hướng dẫn chi tiết tại công việc Xác định lỗ và chuyển lỗ.
Quý thành viên cần lưu ý, theo Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo thì:
+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
+ Quá thời hạn 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
b) Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là quỹ do doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam (ví dụ: xây dựng phòng thí nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, kiểu dáng công nghiệp ...).
Việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ này là không bắt buộc. Cho nên, khi thành lập, doanh nghiệp phải tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ cho mình, nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Nếu doanh nghiệp có thực hiện trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các khoản chi của Quỹ được sử dụng vào đúng mục đích nêu trên và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ được trừ khoản trích lập này khi tính thuế TNDN.
Trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi về thuế suất và có hoạt động đặc thù (như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm) áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%, hầu hết doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất là 20% (từ ngày 01/01/2016), vui lòng xem chi tiết tại: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quý thành viên có thể xem chi tiết 33 trường hợp mà khoản chi được tính chi phí được trừ và tham khảo 18 lưu ý về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Lưu ý: Trong số các chi phí phát sinh ở mỗi kỳ tính thuế TNDN, không phải chi phí nào cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Ví dụ như: các chi phí thuộc 10 trường hợp không được xem là chi phí hợp lý sẽ không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và vẫn tính vào chi phí chịu thuế.
Chế độ ưu đãi thuế suất thuế TNDN bao gồm 02 mức ưu đãi sau đây:
- Ưu đãi thuế suất 10% (áp dụng trong thời hạn 15 năm và trong suốt thời gian hoạt động).
- Ưu đãi thuế suất 17%, kể từ ngày 01/01/2016 (áp dụng trong thời hạn 10 năm và trong suốt thời gian hoạt động).
Ngoài ra, thuế suất 15% được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mời xem thêm công việc: Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013;