Không phải đăng ký nội quy lao động
Được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương
Miễn tổ chức hội nghị người lao động
Được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng …
>> Tổ chức đối thoại đột xuất tại nơi làm việc
>> Hướng dẫn người lao động tra cứu một số thông tin cơ bản
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về nội quy lao động thì:
Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản.
Trường hợp doanh nghiệp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Quý thành viên xem thêm các công việc và bài viết sau:
- Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động;
- Những lưu ý khi xây dựng và đăng ký nội quy lao động.
2. Miễn tổ chức hội nghị người lao động
Doanh nghiệp và tổ chức đại diện tập thể lao động tổ chức thực hiện hội nghị người lao động ít nhất một năm một lần, nhằm thảo luận những nội dung như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc; v.v.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ tổ chức hội nghị người lao động.
Quý thành viên xem thêm công việc: Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ.
Doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản theo quy định tại Khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Quý thành viên xem thêm công việc: Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở.
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 132/2018/TT-BTC, các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng |
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ |
- Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: Không quá 10 người; - Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ. |
- Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: Không quá 10 người; - Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ. |
Theo Khoản 2 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán, cụ thể:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Quý thành viên xem chi tiết tại bài viết Chính thức có chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Hải Hà