Yếu tố nguy hiểm là gì và ví dụ? Mức bồi dưỡng người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại là bao nhiêu tiền?

Yếu tố nguy hiểm là gì? Nêu các ví dụ về yếu tố nguy hiểm? Mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại là bao nhiêu tiền?

Yếu tố nguy hiểm là gì và ví dụ?

Theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
...

Theo đó yếu tố nguy hiểm là những yếu tố có thể gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Các yếu tố này có thể xuất hiện trong nhiều môi trường làm việc khác nhau và bao gồm:

- Các bộ phận truyền động, chuyển động. Ví dụ: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền, ô tô, máy trục.

- Nguồn nhiệt. Ví dụ: Lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn, tạo nguy cơ bỏng và cháy nổ.

- Nguồn điện. Ví dụ: Điện áp và cường độ dòng điện gây nguy cơ điện giật, điện phóng.

- Vật rơi, đổ, sập. Ví dụ: Vật rơi từ trên cao trong xây dựng, đá rơi trong khai thác.

- Vật văng bắn. Ví dụ: Phoi của các máy gia công như máy mài, máy tiện.

- Yếu tố nổ. Ví dụ: Nổ vật lý (áp suất vượt quá giới hạn), nổ hóa học (phản ứng hóa học nhanh), nổ vật liệu nổ.

Những yếu tố này đòi hỏi sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn lao động.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Yếu tố nguy hiểm là gì và ví dụ? Mức bồi dưỡng người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại là bao nhiêu tiền?

Yếu tố nguy hiểm là gì và ví dụ? Mức bồi dưỡng người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại?

Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật
Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Theo đó người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố:

+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).

Mức bồi dưỡng người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại là bao nhiêu tiền?

Theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:

- Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:

+ Mức 1: 13.000 đồng;

+ Mức 2: 20.000 đồng;

+ Mức 3: 26.000 đồng;

+ Mức 4: 32.000 đồng.

- Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

+ Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

+ Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

+ Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm những gì? Tải mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Chính sách giải quyết việc làm là gì? Các chính sách giải quyết việc làm tại Việt Nam cho người lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Chu kỳ kinh doanh là gì? Hiện nay chủ hộ kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Năng suất lao động là gì? Nội quy lao động bắt buộc phải có nội dung năng suất lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp chu kỳ là gì? Nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước như nào?
Lao động tiền lương
Thực hiện hợp đồng lao động là gì? Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động các bên có được thay đổi nội dung hợp đồng không?
Lao động tiền lương
Vệ sinh lao động là gì, ví dụ về vệ sinh lao động? Trong công tác an toàn vệ sinh lao động công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Lao động có việc làm phi chính thức là gì? Làm việc bán thời gian có được ký hợp đồng lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
585 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào