Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?

Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?

Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu như sau:

1.1. Pa lăng, các phần tử và mối ghép của chúng phải được chế tạo để đảm bảo an toàn khi sử dụng theo tính năng được qui định trong lý lịch.

1.2. Nhà máy sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu dùng chế tạo các phần tử chịu tải của pa lăng, các mối hàn, độ cách điện của dây dẫn và các cuộn dây điện.

Kiểm tra từng nguyên công khi chế tạo và lắp ráp, thử nghiệm thu pa lăng ở trạng thái động và trạng thái tĩnh.

Kết quả kiểm tra được ghi vào lý lịch máy.

1.3. Phân loại pa lăng.

1.3.1. Pa lăng được phân loại theo chế độ làm việc theo chỉ dẫn trong bảng 1, 2 và 3.

Bảng 1

Nhóm chế độ làm việc của pa lăng phụ thuộc vào cấp sử dụng và cấp chịu tải

Cấp sử dụng

Nhóm chế độ làm việc của pa lăng theo cấp chịu tải




B1

B2

B3

B4


A0

1

1

1

2

A1

1

1

2

3

A2

1

2

3

4

A3

2

3

4

5

A4

3

4

5

6

A5

4

5

6

6

A6

5

6

6

6

Bảng 2

Cấp sử dụng pa lăng phụ thuộc thời gian làm việc tổng cộng

Cấp sử dụng

Thời gian làm việc tổng cộng, giờ

A0

800

A1

1600

A2

3200

A3

6300

A4

12500

A5

25000

A6

50000

Chú thích. Thời gian làm việc của pa lăng là thời gian pa lăng ở trạng thái di chuyển.

Bảng 3

Cáp chịu tải phụ thuộc vào hệ số chịu tải KQ

Cấp chịu tải

Hệ số chịu tải KQ

Đặc tính của cấp chịu tải

B1

Đến 0,125

Làm việc ở tải trọng nhỏ hơn nhiều so với tải trọng danh nghĩa và chỉ trong một số ít trường hợp làm việc ở tải trọng danh nghĩa

B2

Trên 0,125 đến 0,250

Làm việc ở tải trọng trung bình và tải trọng danh nghĩa

B3

Trên 0,250 đến 0,500

Làm việc ở tải trọng danh nghĩa và gần bằng tải trọng danh nghĩa

B4

Trên 0,500 đến 1,0

Làm việc thường xuyên ở tải trọng danh nghĩa và gần bằng tải trọng danh nghĩa

Các pa lăng để vận chuyển kim loại nóng chảy, xì nóng chảy, các chất độc hại và các hàng hóa nguy hiểm có nhóm chế độ làm việc không nhỏ hơn 5.

1.3.2. Hệ số chịu tải K trong yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu được tính theo công thức:

tcvn

1.4. Hàn các phần tử của pa lăng

1.4.1. Vật liệu hàn phải đảm bảo giới hạn bền của mối hàn không thấp hơn giới hạn bền của vật liệu được hàn. Độ dai va đập của mối hàn phải phù hợp với điều kiện làm việc của kết cấu palăng.

1.4.2. Để đảm bảo cơ tính của mối hàn theo qui định khi hàn các phần tử chịu tải của pa lăng phải thực hiện đúng các tài liệu kỹ thuật hàn.

1.5. Móc nâng hàng

1.5.1. Móc nâng hàng phải chế tạo bằng phương pháp rèn, đập hoặc bằng thép tấm (sẽ gọi là móc rèn, móc dập hoặc móc tấm).

Phôi móc nâng hàng sau khi rèn hoặc dập phải thường hóa và làm sạch vẩy oxit. Móc rèn và móc dập không cho phép hàn ngay cả hàn đắp để khắc phục khuyết tật.

Các tấm thép của móc tấm phải được ghép với nhau bằng đinh tán. Cho phép hàn cục bộ tấm thép.

1.5.2. Khi có tải móc hàng phải quay tự do. Đối với móc nâng hàng có sức nâng trên 3 tấn, chỗ quay của móc nâng hàng phải dùng ổ bi. Yêu cầu này không áp dụng cho móc nâng hàng của palăng không cho phép quay móc.

1.5.3. Đai ốc kẹp chặt móc rèn, móc dập và chốt móc tấm vào thanh ngang phải có khả năng chống tự tháo, cho phép kẹp các móc nâng hàng vào thanh ngang bằng các phương pháp tin cậy khác.

Móc phải có khóa bảo hiểm để loại trừ khả năng rơi của cơ cấu móc hàng khi nâng. Khóa không được làm giảm mặt cắt chịu tải của đuôi móc.

1.5.4. Nơi chế tạo phải đánh dấu rõ hai điểm cho phép kiểm tra kích thước độ mở của móc trong thời gian sử dụng.

1.6. Cần phải tính đến ảnh hưởng của nhiệt khi tính toán các phần tử kết cấu pa lăng chịu tác dụng lớn.

1.7. Xe chở hàng một thanh ray phải có kết cấu đảm bảo bánh dẫn không chệch khỏi thanh ray chữ I.

1.8. Tốc độ di chuyển của pa lăng điều khiển từ sàn không được lớn hơn 0,8m/s.

1.9. Thiết bị cuộn cáp của pa lăng phải đảm bảo cuộn cáp lên tang thành lớp.

1.10. Đối trọng và các phần tử của nó phải được đặt trong vỏ hoặc gắn với pa lăng để đối trọng không rơi hoặc thay đổi vị trí trên pa lăng.

1.11. Cần phải chống gỉ các chi tiết kim loại của pa lăng có thể bị gỉ.

1.12. Thời gian đóng và số lần đóng trong 1h của động cơ điện cơ cấu nâng của pa lăng phải phù hợp với chỉ dẫn trong bảng 4.

Bảng 4

Nhóm chế độ làm việc

1

2

3

4

5

6

Thời gian đóng, % không nhỏ hơn

25

30

40

50

60

60

Số lần đóng trong 1h, không nhỏ hơn

150

180

240

300

360

360

1.13. Thời gian đóng và số lần đóng trong 1h của động cơ điện cơ cấu di chuyển pa lăng phải phù hợp với chỉ dẫn trong bảng 5.

Bảng 5

Nhóm chế độ làm việc

1

2

3

4

5

6

Thời gian đóng, % không nhỏ hơn

20

25

30

40

50

60

Số lần đóng trong 1h, không nhỏ hơn

120

150

180

240

300

360

1.14. Đối với pa lăng hai tốc độ thời gian đóng ứng với tốc độ nhỏ phải nhỏ hơn 10% còn số lần đóng trong 1h như nhau đối với cả hai tốc độ và phù hợp với các trị số cho trong bảng 1 và 2.

Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?

Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?

Yêu cầu đối với ghi nhãn theo TCVN 5180:1990 là gì?

Căn cứ theo Mục 6 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có yêu cầu ghi nhãn như sau:

+ Ở chỗ dễ nhìn thấy của pa lăng nhà máy sản xuất phải gắn nhãn ghi các nội dung sau:

1) Tên nhà máy sản xuất;

2) Loại pa lăng;

3) Tải trọng nâng cho phép;

4) Năm sản xuất;

5) Số hiệu của nhà máy;

6) Nhóm chế độ làm việc của pa lăng;

7) Điện áp dòng danh nghĩa;

8) Tần số dòng danh nghĩa;

9) Chiều cao nâng.

6.2. Trên móc nâng hàng của pa lăng phải gắn nhãn ghi các nội dung sau:

1) Tên hoặc ký hiệu của nhà máy sản xuất;

2) Số hiệu của nhà máy;

3) Năm sản xuất;

4) Dấu của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm;

5) Sức nâng hay ký hiệu qui ước của sức nâng.

+ Vỏ móc hàng của pa lăng cần sơn các vạch vàng và đen xen kẽ để báo nguy hiểm cho người sử dụng.

Yêu cầu đối với thiết bị điện và điều khiển theo TCVN 5180:1990 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có yêu cầu đối với thiết bị điện và điều khiển như sau:

5.1. Điều khiển pa lăng bằng thiết bị điều khiển. Thiết bị điều khiển được cấp điện từ mạng điều khiển hoặc mạng động lực.

Nếu thiết bị điều khiển được đóng vào mạng động lực, điện áp mạng động lực không được lớn hơn 380V.

5.2. Sơ đồ điện cũng như thiết bị điều khiển cần được khóa liên động để loại trừ khả năng nối mạch đồng thời hai công tắc đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp hoặc nối mạch đồng thời hai phần tử chuyển động đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp trực tiếp.

5.3. Sau khi ngừng ấn nút điều khiển, cơ cấu được điều khiển phải ngừng làm việc.

5.4. Công tắc hành trình phải mắc trực tiếp vào mạng động lực hoặc mạng điều khiển.

5.5. Điện áp trong mạng điều khiển khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp không được lớn hơn 42V.

Trong trường hợp dùng thiết bị điều khiển có vỏ làm bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện cho phép điện áp mạng điều khiển đến 220V.

Khi mạng điều khiển được nối với biến thế hạ áp, các cuộn dây của chúng không được nối điện với nhau.

Đề phòng dò điện của thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn trong mạch điều khiển và mạch bảo vệ, phải nối đất hoặc nối với vỏ máy hai lần.

5.6. Khi điều khiển pa lăng bằng phương pháp trực tiếp bảng điều khiển phải được chế tạo bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện.

5.7. Mạng điện thiết bị an toàn phải thiết kế theo nguyên lý dòng điện tĩnh.

5.8. Trong pa lăng cần dùng dây dẫn bằng đồng có lớp cách điện có diện tích mặt cắt ngang: trong mạch thứ cấp và mạch phanh điện từ - không nhỏ hơn 0,75mm2, trong mạch dẫn vào động cơ điện – không nhỏ hơn 1,5 mm2.

5.9. Vỏ thiết bị điều khiển phải chịu được va đập.

Dây treo thiết bị điều khiển phải chịu được lực 0,5KN.

5.10. Thiết bị điều khiển gián tiếp pa lăng từ sàn phải có khóa điều khiển liên động pa lăng.

5.11. Các nút ấn của thiết bị điều khiển phải được bố trí trên cùng một bảng và có ký hiệu giải thích.

5.12. Để tránh điện giật do dò điện, các phần tử của pa lăng không nối với mạch điện cũng phải cách điện.

5.13. Dây nối đất không được sử dụng như dây làm việc và mạch của nó không được ngắt bởi công tắc hoặc cầu chì.

5.14. Thiết bị điện của pa lăng có cáp bảo vệ không thấp hơn IP44 theo TCVN 1988-77

Pa lăng điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Yêu cầu kết cấu và vật liệu của pa lăng điện theo TCVN 5180:1990 là gì?
Lao động tiền lương
Pa lăng điện được phân loại như thế nào theo TCVN 5180:1990?
Đi đến trang Tìm kiếm - Pa lăng điện
468 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pa lăng điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Pa lăng điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào