Xin việc làm có cần giấy xác nhận cư trú không?
Xin việc làm có cần giấy xác nhận cư trú không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định cụ thể về hồ sơ xin việc, do đó, giấy xác nhận cư trú trong hồ sơ xin việc.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, việc xin việc làm có cần giấy xác nhận cư trú hay không phụ thuộc vào yêu cầu của từng công ty và từng vị trí công việc.
>> TẢI VỀ Trọn bộ hồ sơ xin việc
Một số lưu ý về giấy xác nhận cư trú khi xin việc làm như sau:
* Khi nào cần giấy xác nhận cư trú?
- Công ty yêu cầu hồ sơ có xác nhận cư trú: Một số doanh nghiệp, đặc biệt là công ty nhà nước, cơ quan hành chính hoặc các ngành nghề yêu cầu quản lý nhân sự chặt chẽ (bảo vệ, tài chính, ngân hàng…) có thể yêu cầu giấy này.
- Làm việc tại địa phương khác nơi thường trú: Nếu bạn tạm trú dài hạn tại một địa phương khác, một số công ty có thể yêu cầu giấy xác nhận cư trú để đảm bảo nhân sự có địa chỉ rõ ràng.
- Yêu cầu của hợp đồng lao động: Một số đơn vị sử dụng lao động muốn xác minh địa chỉ cư trú thực tế của nhân viên.
* Khi nào không cần giấy xác nhận cư trú?
- Nếu công ty không yêu cầu giấy tờ này trong danh mục hồ sơ tuyển dụng.
- Nếu bạn có hộ khẩu thường trú trùng với địa chỉ làm việc và chỉ cần cung cấp CMND/CCCD.
- Một số doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các công ty nước ngoài, có thể chỉ yêu cầu giấy tờ cá nhân cơ bản như CMND/CCCD, sơ yếu lý lịch, bằng cấp liên quan.
* Cách xin giấy xác nhận cư trú
- Nộp đơn tại Công an phường/xã nơi bạn đang cư trú.
- Có thể xin trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú nếu địa phương hỗ trợ.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xin việc làm có cần giấy xác nhận cư trú không? (Hình từ Internet)
Công ty được giữ giấy tờ tùy thân bản chính của người lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo đó, hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Như vậy, công ty không được giữ giấy tờ tùy thân bản chính của người lao động.
Mức phạt tiền đối với công ty giữ giấy tờ tùy thân bản chính của người lao động hiện nay bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
...
Và căn cứ theo khoản khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi.
Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Như vậy, mức phạt tiền đối với công ty giữ giấy tờ tùy thân bản chính của người lao động hiện nay là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng .




- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
- Chốt lộ trình chuyển giao 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước khi bỏ mức lương cơ sở ra sao?
- Ấn định 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bãi bỏ mức lương cơ sở sau năm 2026 thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thế nào?
- Nghị định 178: CBCCVC tăng cường đi công tác ở cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ được hưởng những chính sách nào?