Xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Theo Điều 42 Nghị định 110/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội gồm:
- Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP. TẢI VỀ
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với trường hợp bị hư hỏng, thay đổi thông tin hoặc sai sót thông tin.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn phù hợp với nội dung hành nghề đề nghị thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
- 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội tương đương 120 tiết học trong thời gian 05 năm đối với trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
Người đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
Người hành nghề công tác xã hội phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề trước ít nhất 15 ngày làm việc trước thời điểm giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hết hạn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm và xếp lương từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo đó xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
Ngoài ra khi xếp lương từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp ra sao?
Theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành công tác xã hội
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định cụ thể tại Chương II của Thông tư này và tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành công tác xã hội như sau:
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.
2. Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.
3. Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
4. Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
5. Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
Theo đó viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể:
- Viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.
- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.
- Không được lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Ngoài ra viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3250.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3114.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3115.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
- Chốt lộ trình chuyển giao 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước khi bỏ mức lương cơ sở ra sao?
- Ấn định 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bãi bỏ mức lương cơ sở sau năm 2026 thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thế nào?
- Nghị định 178: CBCCVC tăng cường đi công tác ở cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ được hưởng những chính sách nào?