Xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025 thực hiện theo nguyên tắc chung thế nào?
Xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025 thực hiện theo nguyên tắc chung thế nào?
Theo khoản 2 Mục 1 Quy định kèm theo Quyết định 1754/QĐ-TLĐ năm 2024 thì nguyên tắc chung xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025 như sau:
- Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật về BHXH.
Do đó, cơ sở xác định Quỹ tiền lương các đơn vị phải nộp kinh phí công đoàn 2% năm 2025 được tính trên tiền lương bình quân đóng BHXH 6 tháng đầu năm 2024 tại đơn vị (tính theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP) nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH và nhân với 12 tháng.
- Đoàn phí công đoàn thu trên số đoàn viên công đoàn theo tiền lương và phụ cấp lương tại từng khu vực và theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Chỉ tiêu biên chế được giao: Là chỉ tiêu biên chế cán bộ công đoàn được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao.
Lao động hợp đồng được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy cho phép ký hợp đồng (gửi kèm văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế, cho phép tuyển dụng lao động) và lao động hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phân phối nguồn thu tại các cấp, tỉ trọng chi tại các mục và mức chi của các nội dung đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
- LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nghiêm túc việc thống kê số lao động, đoàn viên tại các đơn vị trực thuộc đã thành lập tổ chức Công đoàn và nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn, dự báo sự biến động số lao động, đoàn viên trong năm 2025, phối hợp với cơ quan BHXH địa phương để tính tiền lương bình quân đóng BHXH 6 tháng đầu năm 2024, từ đó xác định số thu kinh phí công đoàn 2% năm 2025 đảm bảo sát thực tế.
Trên cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan BHXH Trung ương và của các địa phương, Tổng Liên đoàn sẽ kiểm tra đối chiếu với dự toán của các đơn vị để xem xét phê duyệt.
Xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025 thực hiện theo nguyên tắc chung thế nào? (Hình từ Internet)
Tài chính công đoàn chi hoạt động đại diện, bảo vệ cho người lao động thế nào?
Theo Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
- Chi các hoạt động tư vấn hỗ trợ công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, thưởng; nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận khác; thương lượng tập thể, ký kết, phổ biến và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tham gia xây dựng các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động công đoàn.
- Chi các hoạt động tư vấn cho người lao động về pháp luật lao động, công đoàn, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Chi các hoạt động tư vấn bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở bị người sử dụng lao động phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn.
- Chi các hoạt động khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân.
- Chi các hoạt động giúp công đoàn cơ sở tổ chức, lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Chi các hoạt động phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thuộc trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
- Chi các hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề về quan hệ lao động; các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động; tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động.
Ai có thẩm quyền kiểm tra và giám sát tài chính Công đoàn?
Theo Điều 29 Luật Công đoàn 2012 quy định thì thẩm quyền kiểm tra và giám sát tài chính công đoàn được quy định như sau:
- Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?