Xác định khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định?
Hợp đồng lao động có bắt buộc phải quy định nội dung về bảo hiểm y tế không?
Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó hợp đồng lao động bắt buộc phải có 10 nội dung chủ yếu như trên, trong đó bao gồm nội dung về bảo hiểm y tế.
Do đó việc không quy định nội dung về bảo hiểm y tế trong hợp đồng lao động là hành vi giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
Xác định khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định? (Hình từ Internet)
Xác định khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định?
Tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động với phương thức nào?
Tại khoản 1 Điều 19 Quy trình ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 7 Quy trình ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018) có quy định:
Đóng hằng tháng
- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm y tế trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm y tế mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Đóng 03 hoặc 06 tháng một lần
- Áp dụng đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán.
- Cơ quan bảo hiểm y tế phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị.
- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm y tế.
Đóng theo địa bàn
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng bảo hiểm y tế tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của bảo hiểm y tế tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm y tế tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?