Vốn ODA là gì? ODA là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp? Ví dụ về ODA? Tác động đến lương người lao động tại Việt Nam như thế nào?
Vốn ODA là gì? ODA là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp? Ví dụ về ODA?
Vốn ODA (Official Development Assistance) là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ các quốc gia phát triển hoặc tổ chức quốc tế dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Vốn này có thể dưới dạng viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất).
Vốn ODA có thể được coi là một hình thức đầu tư gián tiếp. Mặc dù nó có thể tác động trực tiếp đến các dự án cụ thể, nhưng mục tiêu chính của ODA là hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội thông qua các dự án và chương trình dài hạn.
Một số ví dụ về ODA tại Việt Nam, các dự án sử dụng vốn bao ODA như:
- Cầu Nhật Tân: Được xây dựng với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
- Nhà ga T2 sân bay Nội Bài: Được xây dựng với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
- Dự án cải thiện hệ thống cấp nước tại Hà Nội: Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank), dự án này giúp cải thiện chất lượng nước và mở rộng hệ thống cấp nước cho người dân.
-Dự án xây dựng tuyến Metro số 1 tại TP. Hồ Chí Minh: Được tài trợ bởi Nhật Bản, dự án này giúp giảm ùn tắc giao thông và cải thiện hệ thống giao thông công cộng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Vốn ODA là gì? ODA là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp? Ví dụ về ODA? (Hình từ Internet)
ODA có tác động tới lương người lao động tại Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy, ODA cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam. Vì vậy khi ODA tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp,...thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các căn cứ điều chỉnh mức lương lao động.
Ngoài ra vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có nhiều tác động đến người lao động tại Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực.
- Tác động tích cực:
+ Tạo việc làm: Các dự án ODA thường yêu cầu một lượng lớn nhân lực, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
+ Nâng cao kỹ năng: Thông qua các dự án ODA, người lao động có cơ hội tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn.
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng: Các dự án ODA thường tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, y tế, giáo dục, từ đó cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động.
- Tác động tiêu cực:
+ Phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài: Sự phụ thuộc vào ODA có thể làm giảm tính tự chủ và khả năng phát triển bền vững của nền kinh tế.
+ Hiệu quả đầu tư không cao: Nếu không quản lý tốt, các dự án ODA có thể không đạt được hiệu quả mong muốn, gây lãng phí nguồn lực và không mang lại lợi ích thực sự cho người lao động.
Mức lương tối thiểu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?