Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức như thế nào? Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam là bao nhiêu và có ảnh hưởng tới lương tối thiểu của lao động hay không?

Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức ra sao? Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam là bao nhiêu và có ảnh hưởng tới lương tối thiểu của lao động hay không?

Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức như thế nào?

1. Khái niệm

- Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.

- Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.

2. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức

- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.

- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.

- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.

- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

3. Biểu hiện của kinh tế tri thức

- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.

+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.

+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.

+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

- Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:

+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…

+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Xem thêm:

Ví dụ các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức?

Cung cầu trong nền kinh tế thị trường là gì?

Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức như thế nào?

Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức như thế nào? Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam là bao nhiêu và có ảnh hưởng tới lương tối thiểu của lao động hay không?

Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức như thế nào? Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam là bao nhiêu và có ảnh hưởng tới lương tối thiểu của lao động hay không?

Tăng trưởng GDP quý 2 năm 2024 của Việt Nam là bao nhiêu?

Ngày 10/07/2024 ban hành Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Trong đó có nội dung về tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Mục I Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 quy định thì tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nền tảng để phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả năm 2024.

Tăng trưởng GDP quý 2 phục hồi mạnh, tăng trưởng GDP tăng 6,93% so với cùng kỳ, tính chung 6 tháng tăng 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (tăng 3,84%), vượt cận trên kịch bản đề ra; trong đó một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng hai con số như: Bắc Giang (14,14%), Khánh Hòa (12,73%), Thanh Hóa (11,5%), Hà Nam (10,35%), Hải Phòng (10,32%), Trà Vinh (10,27%), Hải Dương (10%).

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, cụ thể chỉ số giá tiêu dùng 06 tháng tăng 4,08%, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 6%; an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ trong khi ban hành nhiều giải pháp chính sách tài khóa, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng 160,5 nghìn tỷ đồng; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt trong chỉ tiêu Quốc hội giao.

Như vậy tăng trưởng GDP quý 2 phục hồi mạnh, tăng trưởng GDP tăng 6,93% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tới lương tối thiểu của lao động hay không?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy GDP là tổng sản phẩm nội địa, đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia. Nên việc tăng hoặc giảm GDP đánh giá được năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó làm căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào