Viên chức quốc phòng được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất tối đa bao nhiêu lần?
Viên chức quốc phòng được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất tối đa bao nhiêu lần?
Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP có quy định như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Điều kiện và mức trợ cấp
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Gia đình gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở vì lý do nêu trên, được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên; được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần;
c) Bản thân ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên, được trợ cấp với các mức như sau:
- Sĩ quan cấp tướng: 1.000.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp tá: 700.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp uý: 500.000 đồng/lần.
Người hưởng lương khác có cấp bậc quân hàm hoặc mức lương tương đương sĩ quan cấp nào, được trợ cấp bằng mức của sĩ quan cấp đó.
d) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp hy sinh hoặc từ trần, được trợ cấp 1.000.000 đồng/trường hợp.
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này tối đa không quá hai lần trong một năm.
...
Theo đó, viên chức quốc phòng được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất tối đa không quá hai lần trong một năm. Trừ trường hợp bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp hy sinh hoặc từ trần.
Viên chức quốc phòng được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất tối đa bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Vị trí, chức năng của viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định như sau:
Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.
2. Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
3. Viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo đó, viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.
Viên chức quốc phòng được thôi phục vụ trong quân đội khi nào?
Tại Điều 34 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
c) Trường hợp công nhân và viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
3. Công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp sau:
a) Khi chưa hết hạn tuổi phục vụ quy định tại Điều 31 của Luật này mà có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
b) Do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật này chưa đủ điều kiện nghỉ hưu.
Theo quy định trên, viên chức quốc phòng được thôi phục vụ tại ngũ khi thuộc các trường hợp sau:
- Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?