Viên chức phải đóng những loại bảo hiểm nào? Mức đóng bảo hiểm của viên chức là bao nhiêu?
Việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên những căn cứ nào?
Tại Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Căn cứ tuyển dụng viên chức
1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên những căn cứ sau:
- Nhu cầu công việc;
- Vị trí việc làm;
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
- Quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức phải đóng những loại bảo hiểm nào? Mức đóng bảo hiểm của viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Viên chức phải đóng những loại bảo hiểm nào?
Tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
...
Theo đó, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về đối tượng tham gia BHYT như sau:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo đó, viên chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, viên chức phải đóng 3 loại bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm xã hội của viên chức là bao nhiêu?
(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Mức đóng vào quỹ Hưu trí-tử tuất: Quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và điểm 2.3.b khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
- Mức đóng vào quỹ Ốm đau - thai sản: Quy định tại điểm 2.1.a khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
- Mức đóng vào quỹ Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp: Quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
(2) Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013.
(3) Mức đóng bảo hiểm y tế: Quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Theo những quy định trên, mức đóng bảo hiểm xã hội của viên chức được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?